Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam nam 2019, đã thể hiện rõ bản chất hòa bình và tự vệ; trong đó thể hiện rõ mục tiêu: tạo lập, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận một cách vô căn cứ. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá chính sách quốc phòng Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

Những năm qua, cùng với quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc được thể hiện nhất quán trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Việt Nam đã công bố Sách trắng Quốc phòng, trong đó nêu rõ chủ trương “Bốn không”, thể hiện rõ sự công khai, minh bạch tính chất của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ; phương châm nhất quán là kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung; tăng cường sự hiểu biết và xây dựng lòng tin của các quốc gia khác với Việt Nam.

Tuy nhiên, bất chấp sự thật, các thế lực thù địch đã không từ thủ đoạn nào để công kích, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam. Họ cho rằng, chính sách quốc phòng nói chung, chủ trương “bốn không” của Đảng, Nhà nước ta nói riêng đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; “không liên minh quân sự”, “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là Việt Nam “tự trói tay, chân mình”, “tự cô lập mình”, đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực Biển Đông, các thế lực thù địch cho rằng, với chính sách quốc phòng hiện nay thì Việt Nam không thể giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Do đó, chỉ có liên minh quân sự với các cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia - dân tộc, v.v.

Cần khẳng định rõ, những luận điệu trên hoàn toàn vô căn cứ, xuyên tạc trắng trợn chính sách quốc phòng của Việt Nam. Bởi, quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là: “Bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, của chế độ chính trị, nền kinh tế và tiềm lực quốc gia là nhân tố quyết định”. Điều 4, Luật Quốc phòng năm 2018 xác định: “Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 nêu rõ: Việt Nam không chấp nhận quan hệ hợp tác quốc phòng dưới bất kỳ điều kiện áp đặt hoặc sức ép nào.

Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng đa phương nhằm góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc”.

Trên thực tế, Việt Nam luôn nỗ lực thực thi đúng chính sách quốc phòng đã đề ra, tích cực thực hiện cam kết trở thành quốc gia thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng với hơn 100 nước trên thế giới, trong đó có 05 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tất cả các nước lớn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cử hơn 510 lượt cán bộ, nhân viên với 04 lượt bệnh viện dã chiến và Đội Công binh số 1 đến thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên hợp quốc, được Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao, tạo uy tín, vị thế, đưa Việt Nam hai lần  trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ (2008 – 2009) và 2020 – 2021 với số phiếu bầu rất cao (192/193 phiếu tán thành). Đây là minh chứng thể hiện rõ mong muốn, thiện chí của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong thực thi chính sách quốc phòng mà không một thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận


1 nhận xét: