Nghiên cứu lịch sử phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế phải sử dụng phương pháp lịch sử và
lôgic kết hợp với lôgic và lịch sử, bởi vì:
Thứ
nhất,
lịch sử là phương pháp tư duy phản ánh quá trình hình thành, vận động, phát triển
vốn có của sự vật hiện tượng. Nhờ phương pháp lịch sử, mà các chủ thể nghiên
cứu mới có thể nắm bắt tương đối trọn vẹn quá trình đã diễn ra các sự kiện
chính trị - xã hội của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nếu không
có phương pháp lịch sử thì không có khoa học lịch sử.
Thứ
hai,
lô gíc là phương pháp vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật
dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. Phương pháp lôgíc có nhiệm vụ dựng
lại cái lô gíc khách quan trong sự phát triển của sự kiện lịch sử phong trào
công nhân, phong trào cộng sản, nó không những phản ánh được bản chất, tất yếu,
quy luật phát triển của phong trào, mà còn vạch ra được toàn bộ tiến trình phát
triển của các phong trào ấy.
Thứ ba, kết
hợp phương pháp lịch sử và lôgic và phương pháp lôgíc và lịch sử trong nghiên
cứu lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế góp phần giúp người
học hiểu được hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không gian, thời gian cuộc đấu tranh của
phong trào công nhân, hoạt động của các lực lượng cộng sản quốc tế một cách
toàn diện, cụ thể, sự gắn kết giữa quy nạp và diễn giải, khái quát và phân
tích, so sánh sự vận động biến đổi của các yếu tố giai cấp và dân tộc, quốc gia
và quốc tế, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội trong mối quan hệ với các yếu
tố chủ quan, khắc phục những biểu hiện: Chi tiết hóa lịch sử, phóng họa lịch sử,
bóp méo lịch sử các sự kiện, hiện tượng của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét