Luật An ninh
mạng gồm 7 chương, 43 điều. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là: (1) Tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân; (2) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản
lý thống nhất của Nhà nước; … (3) Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh
mạng… bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức,
cá nhân hoạt động trên không gian mạng…” (Điều 4).
Luật An ninh
mạng chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện
hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Đó là những hoạt động: (1) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc,
lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; (2) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc…; (3) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong
nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội… xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; (4) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội,
mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong
mỹ tục của dân tộc…; (5) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội...
(6) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền,
lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi” (Điều 8).
Luật An ninh
mạng có vi phạm các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định
Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không và các
doanh nghiệp mạng lớn như Google, Facebook sẽ rời khỏi Việt Nam?
Theo Tờ trình
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các hiệp định WTO và CPTPP đều có điều khoản ngoại
lệ về an ninh. Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và
ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, internet và các dịch vụ phải
lưu trữ dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam-đặt máy chủ ảo
tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp. Được biết, cho đến nay đã có hơn 18 quốc
gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Australia, Đức, Pháp) có
quy định bắt buộc các doanh nghiệp mạng phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ nước
mình. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay, Google và Facebook đang
lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt
ở Hồng Công (Trung Quốc) và Singapore. Luật An ninh mạng có hiệu lực
thì các doanh nghiệp này phải chuyển lưu trữ dữ liệu về Việt Nam là hoàn
toàn khả thi.
Còn các doanh
nghiệp mạng lớn như Google, Facebook đã có mặt tại Việt Nam thì sao? Việt
Nam hiện là một thị trường lớn của họ. Hơn nữa, cung cấp các dịch vụ mạng hiện
nay cũng là một thị trường mà các quốc gia có thể lựa chọn theo quan điểm của
mình. Với Việt Nam, bảo vệ, bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng luôn
được đặt lên hàng đầu. Đây là điều mà Google và Facebook chắc chắn phải cân nhắc.
Gần đây, ngày 5-7, khi mạng xã hội facebook ghi tên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa vào vùng biển của Trung Quốc đã nhận được sự phản ứng mạnh
mẽ của cư dân mạng Việt Nam và của Bộ Thông tin và Truyền thông. Cuối cùng, mạng
xã hội lớn nhất thế giới này đã phải sửa sai và xin lỗi Việt Nam.
Xét về quyền
và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Luật An ninh mạng hoàn
toàn không hạn chế về quyền và lợi ích của nhóm đối tượng trên, vì chế tài của Luật
An ninh mạng chỉ áp dụng đối với những hành vi phạm tội (thông qua lợi dụng
internet, mạng xã hội-Điều 8). Mặt khác, Luật An ninh mạng còn bảo vệ
người dân và doanh nghiệp luôn có một môi trường thông tin chân thực, lành mạnh,
thoát khỏi tình trạng bị ô nhiễm như đối với không khí, nước uống và thực phẩm
sạch cho tinh thần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét