Nhà nước ta
là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng, sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông
qua, được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành thì đạo luật đó phải được tôn trọng,
thực thi. Theo Bộ Công an, từ nay đến khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, còn có
tới 25 nghị định và thông tư được thông qua. Vì thế, không thể tiếp tay cho các
thế lực xấu phá hoại sự thượng tôn pháp luật bằng những thông tin vu vơ, không
có cơ sở.
Còn với dự
án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, người dân có quyền được tiếp tục
góp ý để Quốc hội hoàn thiện. Chúng ta tin tưởng rằng, dự án luật sẽ được hoàn
thiện tốt nhất, tiếp thu đầy đủ nhất mọi góp ý, không để tồn tại những sơ hở,
thiếu sót phương hại đến an ninh quốc gia. Nhưng những góp ý phải trên cơ sở
tìm hiểu dự thảo luật và có cơ sở khoa học, không tiếp tay cho sự xuyên tạc,
kích động, phá hoại đất nước. Không thể dựa trên những bịa đặt vô căn cứ và những
ý kiến phiến diện, không đúng quy định của Luật Trưng cầu ý dân để kêu gọi phải
trưng cầu ý dân để thông qua dự án luật.
Mặt khác,
cũng cần cảnh giác với cái gọi là bất tuân dân sự trước Luật An ninh mạng. Bất
tuân dân sự với nguồn gốc là một phong trào đấu tranh từ đầu thế kỷ 20 chống
thực dân về sau trở thành phong trào người dân phản kháng những đạo luật không
công bằng. Nhưng gần đây, nó đã bị biến tướng gắn với các cuộc “cách mạng
nhung” ở Đức, Tiệp Khắc, “cách mạng hoa hồng”, “cách mạng cam” ở Liên Xô (cũ)…
Gần đây, các thế lực thù địch đang tìm cách du nhập nó về Việt Nam, kêu gọi
nhen nhóm bất tuân dân sự bằng việc lợi dụng một số quy định của pháp luật hay
vấn đề thu phí đường bộ… Tuy nhiên, ngay cả luật sư từng có nhiều hoạt động chống
phá Đảng, Nhà nước cũng từng phải thừa nhận, không nên cổ súy cho hành vi vi phạm
pháp luật khi “bất tuân dân sự”.
Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng khẳng định: “Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho
hàng triệu người lao động” nhưng cũng chỉ rõ: “Người nào sử dụng quyền tự do
quá mức của mình mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp”. Pháp luật nước
ta chỉ hạn chế quyền tự do của những người lợi dụng pháp luật xâm hại đến an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
cộng đồng. Chúng ta ủng hộ phản biện xã hội chân chính để hoàn thiện pháp luật,
xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật nhưng cái gọi là bất tuân dân sự để cổ súy
và bảo vệ những hành vi vi phạm pháp luật cần phải được ngăn chặn, đẩy lùi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét