“Phi chính trị hóa quân đội” là một âm mưu nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của các thế lực thù địch nhằm chống phá chủ nghĩa xã hội với luận điệu: Quân đội là một tổ chức quân sự, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước, được tổ chức ra để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung, chỉ tuân theo Hiến pháp. Theo đó quân đội trung lập về chính trị (không có quân đội xã hội chủ nghĩa hay quân đội tư bản chủ nghĩa), đứng ngoài những biến động chính trị - xã hội, đứng ngoài cuộc đấu tranh của các đảng phái chính trị giành quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực nhà nước. Vì thế quân đội không chịu sự lãnh đạo của bất cứ Đảng phái chính trị nào.
“Phi chính trị hóa quân đội” thực chất là âm mưu, thủ đoạn chính trị nằm trong chiến
lược “Diễn biến hòa bình” của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội. Trong chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch ra sức truyền bá quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”
nhằm lôi kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tách quân đội ra khỏi
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho quân đội bị tha hóa, biến chất về chính
trị và bị vô hiệu hóa, làm cho Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân mất chỗ dựa
vững chắc để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Xét
về mặt lý luận, chủ nghĩa Mác - Lênin đã luận chứng một cách khách quan, khoa học
nguồn gốc ra đời của quân đội từ sự phân tích cơ sở kinh tế - xã hội, khẳng định
quân đội là một hiện tượng lịch sử, ra đời trong một giai đoạn nhất định của lịch
sử xã hội loài người. Chính chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp đã làm nảy sinh
nhà nước của giai cấp thống trị và để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp thống
trị đã tổ chức ra quân đội thường trực làm công cụ bạo lực của nhà nước. V.I.Lênin
từng chỉ rõ: “Điều quan tâm đầu tiên của
bất cứ cuộc cách mạng thắng lợi nào, - như Mác và Ăngghen đã nhiều lần nhấn mạnh
- là đập tan, là giải tán quân đội cũ, thay nó bằng một quân đội mới”(1).
Trong nhiều bài viết của mình, Lênin đã sử dụng các cách
diễn đạt khác nhau về quân đội vô sản. Các cụm từ “quân đội cách mạng”, “quân đội mới”, “đạo quân mới”, “tổ chức quân sự
mới”, “đạo quân xã hội chủ nghĩa”, “Hồng quân xã hội chủ nghĩa của công nhân và
nông dân”… được Lênin dùng nhiều lần trong thực tiễn lãnh đạo, tổ chức, xây
dựng quân đội, là các cách biểu đạt khác nhau về quân đội kiểu mới của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. V.I.Lênin cho rằng quân đội của chúng ta là
quân đội của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Về bản chất chính trị của
quân đội, Người chỉ rõ: hiện nay cũng như trước kia và sau này, quân đội sẽ
không bao giờ có thể trung lập và quân đội không thể cũng như không nên trung lập,
không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, bọn giả
nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản. Trong các công trình nghiên cứu của mình,
Lênin đã được đề cập đến khá nhiều luận điểm kinh điển nhằm khẳng định bản chất
của quân đội cách mạng. Những luận điểm đó toát lên một số vấn đề lý luận chủ yếu
như sau:
Thứ nhất, không thể có thứ quân đội phi
chính trị, phi giai cấp, quân đội “trung
lập”, “đứng ngoài chính trị”.
Thứ hai, bất cứ quân đội nào thì về vấn đề
chính trị của quân đội cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu, đó thực chất là vấn
đề bản chất giai cấp, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội, do ai tổ chức
và lãnh đạo, chiến đấu cho ai, vì ai.
Thứ ba, chính trị của quân đội vô sản là
thực hiện chính trị của Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phục vụ Đảng,
Tổ quốc và nhân dân, biểu hiện tập trung ở chiến đấu đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, xây dựng quân đội về chính trị là
yêu cầu cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới, làm cơ sở để nâng cao chất lượng
tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội, để xây dựng “Hồng quân vững mạnh”.
Thứ năm, xem nhẹ buông lỏng vấn đề xây dựng
quân đội về chính trị là làm suy yếu, thậm chí làm biến chất quân đội.
Thứ sáu, quân đội vô sản “do một bộ phận tiên tiến những người cộng sản”
lãnh đạo, Đảng Cộng sản là người “lập ra
quân đội”, “chỉ huy quân đội”, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng: “thành lập các chi bộ cộng sản trong mỗi một
đơn vị quân đội”(2).
Những vấn đề lý luận trên rất quan trọng, hợp thành một chỉnh
thể thống nhất và toàn diện, phản ánh giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, dài
lâu của tư tưởng xây dựng quân đội kiểu mới của V.I.Lênin, có ý nghĩa to lớn đối
với chúng ta hiện nay trong sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Tiếp
thu học thuyết Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân mà đội
tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo
lực của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng của
Đảng, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời sẵn sàng làm
nhiệm vụ quốc tế cao cả. Từ quan điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã không
tiếp thu các đội quân của chế độ phong kiến để lại mà xây dựng quân đội nhân
dân từ không đến có, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đó là những đội Tự vệ
công nông đầu tiên trong cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), những
đội du kích hình thành từ các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bắc Sơn… Ngày 22 tháng 12
năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải
phóng quân và căn dặn: “chính trị trọng
hơn quân sự”, “tuyên truyền vận động trọng hơn tác chiến”, “người trước súng
sau”… đã đề cập rất rõ những vấn đề cơ bản trong xây dựng quân đội như mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu, bản chất, chức năng, nhiệm vụ… của quân đội. Tên gọi:
“Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”
thể hiện tư tưởng đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quân đội kiểu mới của giai
cấp công nhân, quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chiến đấu vì
mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Ngay
từ khi mới thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, quân đội ta đã
là quân đội mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, gánh vác sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân, của nhân dân và của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong
báo cáo tại Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ Đảng khóa II, tháng 04 năm 1952, Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ quân đội ta có lập trường chính trị vững chắc, lập trường
quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo - tư tưởng đó của Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho thấy rõ quân đội ta mang bản chất giai cấp công nhân, quân đội
ta là của nhân dân và do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong gần 70
năm qua đã chứng minh Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, luôn là công cụ
bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là lực lượng chính trị tuyệt đối
trung thành tin cậy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân
giao phó, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại phải
xây dựng toàn diện các yếu tố, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng quân đội vững
mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu
của quân đội.
Như
vậy, những người đưa ra quan điểm “phi
chính trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam đã thể hiện ý thức “mơ hồ về chính trị” hoặc vì có ý đồ cá
nhân đã cố tình làm ngơ không hiểu rõ bản chất giai cấp của quân đội nói chung
cũng như bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam - có sự thống nhất
giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Có thể nói những người
đưa ra quan điểm nói trên chưa nghiên cứu kỹ về lý luận cũng như thực tiễn tổ
chức và hoạt động của quân đội, chưa hiểu rõ ngọn nguồn của quan điểm: “phi chính trị hóa quân đội” xuất hiện như thế nào và với mục đích gì, nhất là chưa am
hiểu sâu sắc về bản chất giai cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy
người viết muốn góp một phần nhỏ - bằng những kiến thức được trang bị, vạch trần
âm mưu của các thế lực thù địch, vạch trần bản chất chính trị phản động, phản
khoa học của quan điểm “phi chính trị hóa
quân đội” là vô căn cứ, phản khoa học
cả về lý luận và thực tiễn, là nhân danh “dân
chủ hóa” để “lừa bịp về chính trị”,
thực chất là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội,
hòng “chuyển hóa” lập trường chính trị,
bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta.
Lịch
sử thế giới đương đại đã cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn đề này.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân
đội Liên Xô đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa
Mác - Lênin, nhất là xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội,
làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa”
và bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ và tan
rã của Liên bang Xô - viết vào cuối năm 1991. Mặc dù lúc đó quân đội Liên Xô
còn 3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả
về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do
bị tha hóa, biến chất về chính trị nên mất sức chiến đấu, không thể bảo vệ được
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đối với Quân đội nhân
dân Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang sử dụng mọi biện pháp để thực hiện
âm mưu “phi chính trị hóa quân đội” như: tuyên truyền phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp, xuyên tạc tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận nguyên tắc:
“Đảng lãnh tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
Quân đội nhân dân Việt Nam”, đòi xóa bỏ hoạt động CTĐ, CTCT, cùng với hệ thống
cơ quan chính trị trong quân đội, xuyên tạc bản chất truyền thống tốt đẹp Bộ đội
Cụ Hồ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với quân đội… đặc biệt gần đây, trong
quá trình tham gia góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có một số
ý kiến khác nhau về quy định ở điều 70 (sửa đổi, bổ xung điều 45) trong dự thảo
Hiến pháp về nội dung: “ Lực lượng vũ
trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc
và nhân dân”. Đặc biệt là có những ý kiến vì nhiều động cơ mục đích không
lành mạnh, đưa ra quan điểm: “phi chính
trị hóa” Quân đội nhân dân Việt Nam, đòi quân đội đứng ngoài chính trị,
trung lập về chính trị.
Trong
cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi
chính trị hóa quân đội” của các
thế lực thù địch, chúng ta khẳng định chắc chắn rằng Quân đội nhân dân Việt Nam
là một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục
và rèn luyện, luôn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân đồng thời có
tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu
trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bản chất quân đội kiểu mới
thể hiện rõ rệt ở sự thống nhất hữu cơ giữa tính Đảng, tính giai cấp, tính nhân
dân và tính dân tộc, được biểu hiện sinh động ở lý tưởng chiến đấu, cơ sở chính
trị - xã hội, cơ chế lãnh đạo chỉ huy và chức năng nhiệm vụ của quân đội.
Lý
tưởng chiến đấu của quân đội ta là vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cơ sở
chính trị - xã hội của quân đội ta là phong trào cách mạng của nhân dân do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và gắn bó máu thịt với nhân dân. Quân đội được xây dựng
trên nền tảng vũ trang toàn dân và là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân tiến
hành đấu tranh vũ trang, thực sự là quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Từ nhân dân mà ra, các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ đều được tuyển chọn từ con
em các tầng lớp nhân dân. Quá trình trưởng thành của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân
đội có những đặc điểm riêng, song đều có cái chung là đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự tôi luyện của tổ chức quân sự và hoạt động quân sự, được nhân dân hết
lòng nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện.
Quân
đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt,
thông qua hệ thống tổ chức Đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan
chính trị, cán bộ chính trị các cấp và các tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở.
Nhà nước thống nhất quản lý đối với quân đội theo quy định của Hiến pháp và
pháp luật. Các tổ chức Đảng trong quân đội hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách theo chức trách, nhiệm vụ.
Trên
cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc, toàn diện xuyên suốt của các tổ chức đảng,
trong quân đội thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ
chính ủy, chính trị viên theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết 513 của Đảng ủy quân sự trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).
Các chức năng nhiệm vụ của quân đội ta có ý nghĩa chính
trị - xã hội sâu rộng. Trong chiến đấu, quân đội ta thực hiện xuất sắc vai trò
nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc, hỗ trợ tích cực cho đấu tranh chính trị và đấu
tranh vũ trang của quần chúng, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm để giải phóng và
bảo vệ Tổ quốc, xả thân hy sinh để giải phóng và bảo vệ nhân dân. Trong lao động
sản xuất, quân đội ta tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với
tăng cường quốc phòng - an ninh, xung kích đến những vùng sâu, vùng xa còn nhiều
khó khăn gian khổ để xây dựng những khu kinh tế - quốc phòng, những công trình
có ý nghĩa chiến lược quốc gia. Trong thực hiện chức năng đội quân công tác,
quân đội ta luôn đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, tích cực vận động và giúp đỡ
nhân dân xóa đói giảm nghèo, luôn xung kích đi đầu trong cứu trợ cứu nạn, hết
lòng, hết sức giúp đỡ nhân dân phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa
hoạn, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét