Xu hướng thứ nhất: Các
dân tộc trong quốc gia đa tộc, các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc đấu tranh đòi tách ra để thành lập các cộng đồng dân tộc độc lập. Đây là xu hướng nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản
và càng thể hiện rõ nét trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, biểu hiện thành phong
trào đấu tranh chống áp bức ở các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc đi tới thành lập
quốc gia dân tộc độc lập.
Xu hướng thứ hai: Sự liên hiệp giữa các dân tộc. Các dân tộc ở từng quốc
gia thậm chí ở nhiều quốc gia muốn phá đổ hàng rào ngăn cách để liên hiệp lại
trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện phù hợp với sự phát triển khách quan của lực lượng
sản xuất và phong trào mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, thúc đẩy sự xích lại
gần nhau giữa các dân tộc.
V.I.Lênin chỉ rõ, hai
xu hướng khách quan trên trong điều kiện đế quốc chủ nghĩa gặp nhiều cản trở to
lớn. Các nước đế quốc đã lợi dụng hai xu hướng này vào mục đích bóc lột theo
các hình thức chủ nghĩa thực dân cũ và mới nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư
sản. Nguyện vọng của các dân tộc được sống độc lập, tự do bị chính sách xâm lược
của chủ nghĩa đế quốc xóa bỏ. Chủ nghĩa đế quốc trong quá trình đi xâm lược
thuộc địa đã biến hầu hết các dân tộc nhỏ bé hoặc còn ở trình độ lạc hậu thành
thuộc địa và phụ thuộc của nó. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau cũng bị
chủ nghĩa đế quốc lợi dụng vào việc thành lập những khối liên hiệp nhằm duy trì
sự áp bức, bóc lột đối với các dân tộc nhỏ yếu. Chỉ trong điều kiện của chủ
nghĩa xã hội, khi chế độ tư hữu và ách áp bức dân tộc bị mất đi thì hai xu hướng
khách quan của sự phát triển dân tộc mới có điều kiện phát triển đầy đủ.
Hiện nay, hai xu hướng trên thể hiện rất đa dạng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Việc nắm bắt hai xu hướng này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chính đảng của các quốc gia nhằm giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc ở các khu vực và phạm vi quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét