Tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển giữa các dân
tộc vừa là một yêu cầu khách quan trong quan hệ dân tộc vừa là nguyên tắc chỉ đạo
và mục tiêu của sự phát triển mối quan hệ dân tộc ở nước ta. Các dân tộc có dân số, trình độ phát triển không đều nhưng
tất cả các dân tộc đều bình đẳng, đều được tôn trọng, không bị phân biệt, đối xử,
kỳ thị dân tộc. Chính sự tôn trọng, thương yêu và tin cậy lẫn nhau giữa các dân
tộc là cơ sở để đoàn kết, hợp tác một cách bình đẳng, đảm bảo sự đoàn kết thống
nhất các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm thất bại mọi âm mưu và hành động
chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch.
Sự tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc
mang tính đa chiều. Các dân tộc có dân số
nhiều hơn, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, có trách nhiệm quan
tâm, giúp các dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, vùng sâu, những nơi điều kiện
khó khăn chậm phát triển. Mặt khác, dân tộc đa số cũng được hưởng lợi từ sự ổn
định và phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số, tạo thành sự phát triển
chung của quốc gia dân tộc.
Sự phát triển của các dân tộc được hiểu là phát triển
toàn diện, bền vững trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
và an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, coi
phát triển kinh tế là nền tảng, phát triển văn hóa, xã hội là khâu đột phá. các
dân ngày càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chính sách phát triển toàn diện các
dân tộc, đặc biệt ở miền núi là bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội quốc gia. Đây không chỉ là nhiệm vụ của mỗi dân tộc mà còn là sự nghiệp
chung của cả nước, trong đó sự giúp đỡ của Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng
để các dân tộc thiểu số tự vươn lên, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tiến
kịp trình độ chung của cả nước.
Để thực hiện tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc phải chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét