Từ kinh nghiệm của Trung
Quốc, Thái Lan, Indonexia, Xingapo và Ôxtrâylia… có
thể rút ra một số bài học trong giải quyết vấn đề dân tộc như sau:
Lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất và được xây dựng, bảo
đảm trên cơ sở nhà nước giải quyết tốt,
hài hòa lợi ích các dân tộc thiểu số trong quốc gia, dân tộc. Vấn đề dân tộc và
mối quan hệ dân tộc tồn tại lâu dài một cách khách quan và có xu hướng vận động khách quan riêng của nó. Mọi sự giản
đơn, chủ quan duy ý chí, áp đặt trong quan điểm lý luận đường lối và phương thức
xử lý quan hệ dân tộc đều có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, thậm chí làm
tiêu vong cả một sự nghiệp, một chế độ xã hội, một đảng chính trị cầm quyền,
làm tan rã cả một quốc gia mà không thể nào cứu vãn nổi.
Thể chế hóa và bảo đảm thực thi một cách nghiêm túc, hiệu
quả các vấn đề liên quan đến dân tộc,
quan hệ dân tộc, nhất là các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, tôn
giáo, v.v. Vấn đề dân tộc và phương thức xử lý mối quan hệ dân tộc là những vấn
đề đặc thù. Các thể chế cầm quyền cần và có thể tác động đến xu hướng vận động
của dân tộc bằng các phương thức thích hợp với đặc điểm dân tộc thay vì chỉ
dùng biện pháp quyền lực, đặc biệt là yếu tố con người, trên cơ sở đó hình
thành hệ thống chính sách công để giải quyết các vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc.
Vấn đề căn bản nhất trong xử lý quan hệ dân tộc ở các quốc
gia đa dân tộc chính là quan hệ giữa
dân tộc đa số với các dân tộc thiểu số. Mọi biến động chính trị - xã hội của thế
giới đương đại đều liên quan đến vấn đề dân tộc, xét đến cùng đều do các mối
quan hệ dân tộc chưa được xử lý thỏa đáng và hài hòa theo nghĩa đầy đủ của mối
quan hệ này. Xử lý quan hệ dân tộc phải theo quan điểm toàn diện, bao gồm các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
trong đó đặc biệt chú ý lĩnh vực văn hóa và tâm lý, ý thức dân tộc.
Vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc tồn tại lâu dài một
cách khách quan và có xu hướng vận động khách quan riêng của nó. Tôn trọng xu
hướng này là một tất yếu trong giải quyết vấn đề dân tộc. Các thể chế cầm quyền
cần và có thể tác động đến xu hướng vận động của dân tộc bằng các phương thức
thích hợp với đặc điểm dân tộc thay vì chỉ dùng biện pháp quyền lực, trong đó đặc
biệt là yếu tố con người.
Lấy phát triển kinh tế cho các dân tộc thiểu số làm khâu đột phá, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề khác trong phát triển. Sự phát triển không đồng đều là căn nguyên tạo nên sự phân hóa trên thế giới, gây sức ép và sự xáo trộn ở nhiều quốc gia. Do vậy, trong giải quyết quan hệ dân tộc, phải giải quyết toàn diện, trong đó lấy phát triển kinh tế làm khâu đột phá, làm cơ sở trong giải quyết các vấn đề khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét