Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (NĂM 1991)?

Cương lĩnh xác định các nội dung cơ bản sau:

Về đoàn kết dân tộc, Cương lĩnh xác định: “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ” là một đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết dân tộc là một bài học kinh nghiệm lớn trong quá trình lãnh đạo cách mạng.  

Đoàn kết dân tộc được xác định là một trong những phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc cần nắm vững. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Về giải quyết vấn đề dân tộc, lần đầu tiên, chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc đã được đưa vào trong Cương lĩnh: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước tađoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc.

Khẳng  định quan điểm tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kì thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét