Thiết chế xã hội truyền
thống các dân tộc ở nước ta có các đặc điểm sau:
Trình độ phát triển thiết chế xã hội các tộc người không đồng đều. Sự chênh lệch về thiết chế xã hội ở các tộc người được
phân chia thành các nhóm theo thang bậc khác nhau. Một số tộc người thiểu số ở miền núi còn ảnh hưởng khá đậm nét tàn dư kinh tế, xã hội nguyên thủy. Các tộc người của vùng đồng bằng có trình độ thiết chế xã hội cao, xã hội được tổ chức chặt chẽ.
Có sự đan xen, chồng lấn các thiết chế xã hội ở các tộc người. Buổi đầu dựng nước - thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc, thiết chế nhà nước từng bước xâm nhập vào đời sống các tộc người. Thời kỳ Bắc thuộc, thiết chế xã hội nhà nước của người Hán chỉ phổ biến ở đồng bằng, tổ chức đến cấp xã. Các thôn làng vẫn bảo tồn sinh động thiết chế xã hội tộc người.
Sự đan xen, chồng lấn các thiết chế xã hội chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ độc lập tự chủ kể từ thế kỷ XI trở đi. Thiết chế xã hội địa phương tộc người cùng song hành tồn tại với thiết chế nhà nước. Trong từng khu vực nhất định, các tộc người có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn đã áp đặt thiết chế xã hội của mình lên các tộc người phụ thuộc. Mặt khác, các tộc người sống xen kẽ với nhau đã có ảnh hưởng lẫn nhau về thiết chế xã hội.
Thiết chế xã hội truyền thống phản ánh sự phân hóa xã hội rất rõ nét thông qua tổ chức xã hội, quan hệ sở hữu, cơ cấu giai tầng xã hội, bộ máy quản lý cộng đồng, luật tục quy định … Các dân tộc Việt, Hoa, Khơ-me, Chăm là những dân tộc ở vào trình độ phân hóa xã hội sâu sắc hơn cả và đã đi đến thành lập nhà nước, xã hội đã phân hóa thành nhiều giai tầng khác nhau.
Các tộc người Tày, Nùng, Thái, Mường đã ở vào giai đoạn xã hội bắt đầu có phân hóa giai cấp. Các tộc người ở trình độ phân hóa giàu nghèo như nhóm Hmông - Dao, Tạng – Miến, Thổ, Chứt... Tổ chức xã hội của họ thường là các làng bản, chưa xuất hiện hình thức tổ chức cao hơn. Vai trò của già làng, trưởng họ, trưởng bản rất lớn và được cộng đồng tôn trọng.
Nhóm tộc người còn mang đậm dấu ấn nguyên thủy thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ở Tây Bắc, Trung Bộ và dọc Trường Sơn - Tây Nguyên. Quyền sở hữu đất rừng thuộc về cả cộng đồng. Tính cộng đồng và tinh thần dân chủ rất cao. Vai trò của chủ làng và hội đồng già làng có tính quyết định. Dấu ấn mẫu hệ khá đậm nét trong hôn nhân, gia đình, dòng họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét