Vừa
qua nhân kỉ niệm 147 năm ngày
sinh V.I.Lênin, trên các trang xã hội lại
một số quan điểm cũ rích, nhai đi, nhai lại, đưa ra nhận xét công kích, xuyên tạc, chống phá và phủ nhận vai trò của V.I.Lênin - Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
V.I.Lênin,
tên thật là Vladimir Ilits Ulianov, sinh ngày 22/4/1870, ở Simbirsk (nay là
Ulianovsk), trong một gia đình trí thức tiến bộ. Ông mất ngày 21/1/1924, tại làng
Gorki, Moskva, thi hài ông được đặt tại lăng ở Quảng trường Đỏ. Lênin là nhà tư
tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Di sản Lênin để lại cho nhân loại
tiến bộ là vô cùng to lớn cả trên phương diện thực tiễn hoạt động cách mạng và
tư tưởng lý luận. Về di sản tư tưởng lý luận, Lênin là người đã kế tục, bảo vệ
và phát triển một cách xuất sắc, toàn diện chủ nghĩa Mác cả triết học, kinh tế
chính trị học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện chủ nghĩa tư
bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Đáp ứng yêu cầu bức thiết của lịch sử, V.I. Lênin đã bảo vệ
thành công, phát triển sáng tạo và bổ sung nhiều vấn đề lý luận phù hợp với thực
tiễn, đưa chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới, như: vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác thành vấn đề dân tộc và
thuộc địa trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, vấn đề thời đại; đề ra những nguyên tắc có tính
cương lĩnh của giai cấp vô sản về vấn đề dân tộc; coi phong trào giải phóng dân
tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; phê phán chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi cũng như chủ nghĩa sô vanh nước lớn. Khẩu hiệu của Mác “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” đã được Lênin phát triển thành “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc
bị áp bức đoàn kết lại!”.
Về thực
tiễn: Lênin là
người đầu tiên đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào thực
tiễn nước Nga; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng
Công nhân Dân chủ Xã hội Nga - tiền thân của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, một
đảng vô sản kiểu mới đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân Nga làm nên
cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, và thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Liên bang Xôviết; là người đã làm chủ nghĩa Mác từ lý luận trở thành hiện
thực. Sau
Cách mạng Tháng Mười, Lênin đã lãnh đạo những người Bônsêvích và nhân dân lao
động Nga đấu tranh thắng lợi chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc
thành quả cách mạng, bảo vệ thành công sự tồn tại của Nhà nước công nông đầu
tiên trên thế giới. Lênin là tổng công trình sư đầu tiên của những phương
hướng, kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên bang Xôviết, trong đó đặc biệt
là chính sách kinh tế mới (NEP). Lênin là người tích cực đấu tranh
cho chủ nghĩa quốc tế vô sản, thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) để lãnh
đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tập hợp mọi lực lượng cách mạng
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Ghi nhận những cống hiến to lớn của V.I. Lênin, nhân loại đã
gắn liền tên tuổi ông với tên tuổi của C. Mác và Ph. Ăng-ghen; chủ nghĩa Lênin
gắn liền với chủ nghĩa Mác, trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự gắn bó đó, phản
ánh sâu sắc sự thống nhất về bản chất, tính chất của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa
Lênin. Ông
được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất
thế kỷ XX. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lênin đã nhiều lần bị
bắt, bị tù đầy, bị trục xuất ra nước ngoài, bị mưu sát, nhưng Người luôn là tấm
gương sáng ngời về tinh thần cách mạng kiên trung, về ý chí quyết tâm giải phóng
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, về phẩm chất đạo đức cách mạng cao cả,
về lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi nhân dân.
Mọi mưu đồ đối lập C. Mác với V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác với
chủ nghĩa Lênin đều là không đúng và đều nhằm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa
Mác – Lênin. Đúng
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Lênin là người đã thực hiện và phát
triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc
giải phóng. Là người thầy đã tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới,
chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng
cao cả nhất”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét