Kế thừa và phát huy các yếu
tố tốt đẹp của thiết chế xã hội truyền thống các dân tộc trong xây dựng đời
sống mới, nông thôn mới hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái vùng miền núi và dân tộc
thiểu số. Bởi vì:
Việc kế thừa thiết chế xã
hội truyền thống của các dân tộc là nhằm phát huy các truyền thống tốt đẹp của
đồng bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở từng bản
làng, địa phương, từng tộc người, vùng, miền và quốc gia như: truyền thống cộng
đồng, truyền thống đoàn kết, truyền thống dân chủ bản làng, vai trò của luật
tục, vai trò của người có uy tín.... Đó
chính là xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa mới trên cơ sở kế thừa
truyền thống, đổi mới các hoạt động làng bản cổ truyền, đề cao tính tự quản
trong xây dựng nếp sống văn hóa mới và trật tự an toàn xã hội, phát huy tính
cộng đồng; xóa bỏ các tập tục lạc hậu, những tư tưởng lỗi thời cản trở phát
triển kinh tế xã hội.
Thiết chế truyền thống của các dân tộc là một
bộ phận văn hóa tộc người, chứa đựng bản sắc tộc người phong phú và độc đáo. Do
đó, việc kế thừa thiết chế xã hội truyền thống cũng chính là bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng nền văn hóa các dân tộc tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế, phát triển các dân tộc ở
nước ta.
Trong xây dựng thiết chế xã
hội mới ở các dân tộc như: gia đình, dòng họ, làng bản, hương ước mới, các tổ
chức chính trị - xã hội... phải đảm bảo theo qui định chung cả nước nhưng cần
phù hợp với đặc điểm truyền thống, văn hóa của tộc người, địa phương. Có như
vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực, vững chắc, tạo sự ổn định chính trị - xã
hội trên địa bàn và thiết thực phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc.
Phát huy vai trò của các
tầng lớp tiêu biểu trong cộng đồng như: già làng, trưởng bản, trưởng tộc, người
có uy tín, các chức sắc, chức việc tiến bộ. Họ luôn có ảnh hưởng lớn đến cộng
đồng. Vì vậy, chính quyền các cấp cần quan tâm, tạo điều kiện phát huy vai trò
của tầng lớp này để họ trở thành lực lượng nòng cốt tại chỗ trong phát triển
kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi.
Luật tục của các dân tộc
giữ vai trò quan trọng trong điều chỉnh, điều hòa quan hệ xã hội, đời sống cộng
đồng và môi trường sống. Cho nên, chúng ta kế thừa những giá trị luật tục đã
được người dân duy trì hàng trăm năm qua là hết sức cần thiết, nhằm phát huy
vai trò của luật tục trong quản lý xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và trật
tự an toàn xã hội ở bản làng, địa phương hiện nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét