Danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” gắn liền với quá trình xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, được lưu giữ trong
lòng nhân dân, trở thành giá trị văn hóa quân sự tiêu biểu của thời đại mới -
thời đại Hồ Chí Minh. Nhằm thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” Quân đội ta,
các thế lực thù địch mưu toan xuyên tạc, phủ nhận giá trị văn hóa quân sự độc
đáo này, nhưng mọi cố gắng của chúng đều trở nên vô ích.
“Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, rất đỗi thân
thương mà nhân dân ta dành tặng cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhân dân gọi Quân đội ta là “Bộ đội Cụ Hồ” vì cảm nhận thấy mối quan hệ đặc biệt
giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với Quân đội; đồng thời, cũng thể hiện tình cảm yêu mến,
niềm tin sắt son đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, một Quân đội từ nhân dân
mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Nhân dân lấy tên vị lãnh tụ kính yêu để đặt
cho Quân đội của mình là hiện tượng chưa từng có trên thế giới, nhưng lại là một
hiện thực rất độc đáo ở Việt Nam, không thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận.
Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng
thành, danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành giá trị độc đáo của văn hóa giữ nước
Việt Nam, thể hiện sâu sắc bản chất cách mạng của Quân đội ta. Nét đặc trưng, nổi
trội của giá trị văn hóa quân sự “Bộ đội Cụ Hồ” được thể hiện tập trung ở: sự tận
trung với Đảng, với nước; tận hiếu với dân; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua; kẻ thù nào cũng đánh thắng. Giá trị văn hóa quân sự đó
không chỉ tỏa sáng trong những năm tháng chiến tranh giải phóng dân tộc, mà còn
được cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta tiếp tục gìn giữ, phát huy trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
“Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, rất đỗi thân thương mà nhân dân ta dành tặng cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. không phải quân đội nào cũng được như vậy trong chính đất nước của họ như quân đội nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóa