Mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược “Diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch là không thay đổi, song chúng luôn có phương thức
và thủ đoạn mới hết sức tinh vi, nham hiểm để chống phá cách mạng nước ta. Bởi
vậy, thường xuyên nêu cao cảnh giác, nhận diện, vạch trần những chiêu trò mới của
chúng để có giải pháp đấu tranh, phòng, chống hiệu quả là một nội dung hết sức
quan trọng.
Một là, chủ thể của “diễn biến hòa bình” không chỉ
là các thế lực thù địch, các nước đế quốc tư bản mà còn có cả các nước theo chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi, bành trướng và bá quyền, kể cả các phần tử cơ hội, bất
mãn trong nước. Theo đó, động cơ chính trị của “diễn biến hòa bình” đã chuyển từ
đấu tranh ý thức hệ trước đây sang đấu tranh vì lợi ích dân tộc cục bộ, trên
nhiều phương diện. Dưới sự tác động của các thế lực bằng các chiêu bài khác
nhau đã dẫn đến xung đột (nội chiến tương tàn) ngay trong lòng một đất nước, thậm
chí lan rộng, ảnh hưởng đến cả một khu vực. Điển hình là cuộc chiến đậm màu ý
thức hệ hiện đang diễn ra tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi...
Hai là, phương thức hoạt động đã chuyển trọng tâm
từ bên ngoài tác động vào bên trong các nước sang thúc đẩy các hoạt động chống
đối ngay bên trong nội địa, trong nội bộ và tại chỗ là chính. Với chiêu thức
thông qua các hoạt động tài trợ (cả công khai và ngấm ngầm), các thế lực thù địch
đã nuôi dưỡng và thúc đẩy các “hội, nhóm” ngay trong nội địa hoạt động chống
phá, thậm chí tạo cớ để can thiệp. Vụ đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ,
Xiry, hay lật đổ chế độ của Tổng thống Gaddafi ở Libya là một minh chứng.
Ba là, “diễn biến hòa bình” đã phát triển đến đỉnh
cao, coi đó như là một “công nghệ lật đổ”, với kịch bản gồm: hình thành lực lượng
đối lập sẵn sàng cho một cuộc bầu cử; đẩy mạnh chiến dịch truyền thông kích động
trong các cuộc bầu cử; tẩy chay hoặc không công nhận kết quả bầu cử nếu phe đối
lập không chiến thắng; tổ chức cho các đám đông với tên gọi là “người dân” xuống
đường đấu tranh, cộng hưởng bởi các phương tiện truyền thông gây ra bạo lực đường
phố. Đồng thời, có sự can thiệp từ bên ngoài vào với danh nghĩa ủng hộ “những
chiến sĩ đấu tranh vì dân chủ” với cái cớ là “có gian lận trong bầu cử”; sử dụng
công cụ thông tin và ngoại giao gây sức ép với chính quyền mới được bầu và ép họ
từ chức, giải tán, hoặc bãi bỏ kết quả bầu cử; tuyên bố thắng lợi và công khai ủng
hộ công nhận chính phủ mới thân họ. Ở ngay trong lòng châu Âu, “công nghệ lật đổ”
được tiến hành tại Ucraina thành công là một minh chứng sống động điển hình
nhất. Hậu quả của nó chính là sự chia tách, ly khai giữa các vùng lãnh thổ và
nguy cơ nội chiến có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Bốn là, gây sức ép về kinh tế - tài chính và tấn
công mạng thông tin là hai phương thức nổi lên trong hoạt động “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch, phản động và cường quyền đối với các nước nhỏ.
Họ công khai ra các điều kiện mặc cả chính trị nếu không thì sẽ gia tăng các
hình thức cấm vận, bao vây, cô lập về kinh tế, chính trị.
Năm là, triệt để sử dụng các trang mạng xã hội
trên internet và vai trò của các tổ chức phi chính phủ để gieo mầm, thúc đẩy
“xã hội dân sự”, kích động sự phản kháng của các phần tử chống đối ở trong nước
biểu tình phản đối để lật đổ chế độ do các nhân vật và các đảng tiến bộ lãnh đạo.
Sáu là, làm thay đổi tính chất quốc gia, dân tộc,
chế độ chính trị của các nước theo hướng có lợi cho chủ nghĩa đế quốc và cường
quyền vì lợi ích địa chính trị - kinh tế thay vì mục tiêu chính trị cực đoan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét