Quân
đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, hoàn toàn khác
với bản chất của quân đội các thể chế chính trị, xã hội khác, được thể hiện ở
mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa quân đội
với nhân dân, quan hệ cán binh và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả. Quân đội
của các nước tư bản chủ nghĩa “là công cụ vững chắc nhất để duy trì chế độ cũ,
là thành trì kiên cố nhất để bảo đảm cho kỷ luật tư sản và sự thống trị của tư
bản, là nhà trường giáo dục một cách nô lệ và sự phụ thuộc của người lao động
đối với tư bản”1. Đây là điểm khác biệt cốt yếu của quân đội tư sản
với Quân đội ta. Quân đội của Việt Nam là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà
ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mục tiêu chiến đấu của Quân đội là bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia - dân
tộc. Ngoài mục tiêu đó, Quân đội không có mục đích nào khác. Nhưng không vì thế
mà phủ nhận vai trò của Quân đội trong tham gia lao động sản xuất, phát triển
kinh tế, xã hội, mà cùng với chức năng của đội quân chiến đấu, Quân đội ta còn
phải thực hiện tốt chức năng đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất.
Trong
tiến trình lịch sử của dân tộc, vấn đề quân đội tham gia lao động sản xuất luôn
được các triều đại phong kiến Việt Nam vận dụng và phát huy hiệu quả vào công
cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Đó là chính sách “ngụ binh ư
nông”. Điều căn bản cốt lõi của chính sách “ngụ binh ư nông” là gửi quân dự bị
ở nông thôn, lao động, sản xuất tại địa phương, khi đất nước cần thì huy động
họ trở thành binh lính thường trực bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện chính sách “ngụ
binh ư nông” để vừa bảo đảm cho triều đình luôn duy trì một lực lượng cân đối
giữa xây dựng kinh tế với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; giữa sản xuất và chiến
đấu, hậu phương và tiền tuyến trong chiến tranh giữ nước, bảo đảm cho quân đội
luôn có một đội quân thường trực có số lượng đủ mức cần thiết, tinh thông võ
nghệ, sẵn sàng chiến đấu cao và quân dự bị đông đảo, dễ dàng huy động khi có
chiến tranh. Chính sách này còn thể hiện mối liên kết hài hòa giữa quân sự và
kinh tế (trước hết là nông nghiệp), giữa kinh tế và quân sự, có khả năng chuyển
hóa nhanh nền kinh tế từ thời bình sang thời chiến và ngược lại. Nhờ thực hiện
tốt chính sách này, mà đất nước ta dưới các triều đại phong kiến không những có
số lượng quân thường trực phù hợp, đủ sức bảo vệ vững chắc Tổ quốc, mà còn có
lực lượng dự bị hùng hậu, khi đất nước chưa huy động, họ góp phần tạo ra một
lượng của cải vật chất to lớn phục vụ quốc kế dân sinh; đảm bảo vũ khí, trang
bị và các nhu cầu thiết yếu khác cho quân đội cả trong thời bình lẫn thời
chiến.
Hiện
nay, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách đảm bảo cho quốc
phòng hạn hẹp, việc Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã tạo ra
nguồn lực to lớn, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã
hội, thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội và cải thiện đời sống người
lao động, củng cố niềm tin của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, góp phần làm thất bại âm
mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ. Từ năm 2000 đến nay, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã đỡ đầu, đón nhận hơn
101.000 hộ dân vào sinh sống, lập nghiệp; xây dựng mới 536 điểm dân cư tập
trung với hơn 32.000 hộ dân; xóa 344 thôn, bản “trắng” đảng viên; củng cố, giúp
hàng nghìn chi bộ, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở đi vào hoạt động có nền
nếp, v.v. Chỉ tính riêng năm 2016, tổng doanh thu của các doanh nghiệp quân đội
đạt gần 350 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 43 nghìn tỷ đồng; nộp
ngân sách Nhà nước hơn 40 nghìn tỷ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét