Thực tế đã chứng tỏ Quốc hội (QH) Việt Nam hoạt động ngày càng hiệu
quả. ĐBQH nhấn nút biểu quyết thông qua luật trên cơ sở ý chí, nguyện vọng
của cử tri. Thế nhưng, vẫn có người lại đưa ra luận điệu lạc lõng là "QH
Việt Nam chỉ thảo luận, thông qua những nội dung theo quyết định của Đảng, việc
thảo luận dự án luật chỉ để “cho vui". Luận điệu này khó có thể thuyết phục
được những người quan tâm, theo dõi hoạt động của QH và đông đảo cử tri Việt
Nam.
Trên thực tế, những vấn đề quan trọng, trong đó có các
dự án luật mà QH xây dựng, thông qua đều có dấu ấn lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đó là điều bình thường, bởi theo Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, cũng theo quy định của Hiến pháp, Đảng Cộng sản
Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của
nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình. Các tổ chức
của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật. Mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam đều hướng tới nhân dân,
vì nhân dân. Bởi vậy, việc QH Việt Nam thảo luận về những vấn đề do Đảng lãnh đạo
là đúng Hiến pháp, vì nhân dân, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Thực tế, trước khi thông qua luật hoặc nghị quyết, các
ĐBQH đều được thảo luận, tranh luận dân chủ, thẳng thắn. Những nội dung
không thuộc bí mật quốc gia đều được công bố công khai, minh bạch cả về tài liệu
lẫn các ý kiến thảo luận. Những đạo luật lớn liên quan tới các vấn đề lớn của đất
nước được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm như: Hiến pháp, Luật Đất đai...
đều được phát thanh, truyền hình trực tiếp các buổi thảo luận để cử tri, nhân
dân theo dõi, giám sát.
Những ai thường xuyên theo dõi hoạt động QH đều biết rằng,
các dự án luật khi đưa ra QH thảo luận đều có những ý kiến đồng tình, ý kiến phản
bác. Tất cả ý kiến dù đồng tình hay phản bác đều được trân trọng, tiếp thu, giải
trình đầy đủ và QH chỉ quyết định theo đa số. Mấy nhiệm kỳ gần đây, không dự án
luật nào mà tất cả các ĐBQH đều nhất trí. Một số dự án luật chỉ khoảng
70% ĐBQH nhấn nút đồng ý khi thông qua; thậm chí có dự án luật không
được thông qua. Như vậy, trong số những đại biểu nhấn nút không đồng ý, chắc chắn
có đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, không thể có chuyện ĐBQH là
đảng viên đều phải nhấn nút biểu quyết đồng ý theo “chỉ đạo”.
Cũng có những nội dung sau khi thảo luận, tranh luận
đã bị QH bác bỏ, chẳng hạn việc QH chưa đồng ý thành lập Tòa án Nhân dân khu vực,
Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực khi thông qua các luật tổ chức liên quan tới hai
ngành này. Tại Kỳ họp thứ tám, QH khóa XIV, cơ quan soạn thảo đề xuất mở rộng
khung thỏa thuận làm thêm giờ. Tuy nhiên, sau khi các ĐBQH nhận được ý kiến của
cử tri đã thảo luận rất sôi nổi về vấn đề này. Kết quả biểu quyết cho thấy, đa
số ĐBQH không nhất trí mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ.
Mới đây nhất, vào tháng 11-2020, tại Kỳ họp thứ mười,
khi UBTVQH xin ý kiến ĐBQH về các vấn đề liên quan đến dự án Luật Giao thông đường
bộ (sửa đổi) và dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đã có
tới 302 đại biểu không đồng ý (62,79%) việc tách nội dung bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành để ban hành
luật riêng. 321 đại biểu không đồng ý (66,74%) với đề xuất của Chính phủ trong
việc thay đổi thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ
Giao thông vận tải sang Bộ Công an.
Tại cuộc họp báo ngay sau kết thúc kỳ họp, đồng chí
Nguyễn Trường Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của QH cho biết: “Qua thăm
dò xin ý kiến, có kết quả như vậy là làm đúng theo tinh thần mới, thể hiện tính
dân chủ và quy định chung của QH. Ủy ban Pháp luật cũng không có quyền bác luật,
mà chính QH sẽ quyết định. Ủy ban Pháp luật sẽ tham mưu và thẩm tra theo đúng
quy định của pháp luật”.
Đó là những ví dụ cụ thể khẳng định QH Việt Nam không “thảo luận cho vui” mà thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số, theo ý nguyện của cử tri và nhân dân. Những luận điệu nhằm làm giảm sút niềm tin của nhân dân với QH chẳng thể nào làm thay đổi được thực tế.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóaNgười dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa