Xét về mặt khoa học, lý thuyết có thể đúng và chưa
đúng và dễ bị sử dụng, phụ thuộc vào chủ quan con người, lý thuyết đúng phải được
thực tiễn kiểm nghiệm. Đối với nội hàm của tư tưởng, điểm chung nhất là sự phản
ánh khái quát hiện thực khách quan vào trí óc con người dưới dạng những khái niệm,
phạm trù, quy luật… biểu hiện những lợi ích của con người, của giai cấp và của
xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể. Tư tưởng có một số đặc trưng cơ
bản, như: 1) Có tính độc lập tương đối so với thế giới khách quan, tác động trở
lại đối với thế giới khách quan và hoạt động thực tiễn của con người; 2) Nội
dung phản ánh của tư tưởng là khách quan, nhưng thông qua chủ quan của con người;
3) Luôn gắn bó và thể hiện lợi ích của con người, nhóm người cụ thể; 4) Luôn gắn
với chủ thể nhất định và phản ánh lợi ích của chủ thể đó; 5) Có nhiều cấp độ,
hình thức khác nhau về sự tiến bộ hay lạc hậu; tính khoa học hay phản khoa học
và thể hiện ở các lĩnh vực khác nhau.
Theo đó, xác định nội hàm của hệ tư tưởng được hiểu là
hệ thống các tư tưởng của một giai cấp có mối liên hệ biện chứng, thống nhất,
tác động qua lại lẫn nhau, cùng hướng tới một mục tiêu thống nhất, là cơ sở để
đảng chính trị, đại diện cho giai cấp đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức thực
hiện để đạt được mục tiêu đã xác định. Chính vì thế, khi đề cập đến nền tảng tư
tưởng, đồng nghĩa với việc khẳng định những tư tưởng cốt lõi mang tính nguyên tắc,
là cơ sở để định hướng cho việc bổ sung, phát triển tư tưởng mới trên nền tảng
nguyên tắc cốt lõi, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của thực tiễn. Chủ
nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của chính đảng vô sản cách mạng, Đảng kiểu mới
- Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành
cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Đó là hệ thống các tư tưởng,
quan điểm sâu sắc và toàn diện của các nhà kinh điển Mác-xít về chính trị, kinh
tế, xã hội, triết học, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo… bao gồm 3 bộ phận cấu
thành: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội
khoa học. Đây là học thuyết mở, bản thân các nhà kinh điển Mác-xít cũng chỉ rõ
yêu cầu cần phải bổ sung, phát triển trong điều kiện mới. Hơn một thế kỷ qua,
thực tiễn phát triển các quốc gia lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa cho thấy,
nước nào vận dụng đúng, sáng tạo sẽ phát triển, ngược lại giáo điều, dập khuôn,
máy móc sẽ thất bại. Thực tiễn thế giới ngày nay chứng minh một thực tế, đi lên
CNXH vẫn là xu thế phát triển chung của nhân loại.
Ở Việt Nam, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đã đánh dấu một bước tiến mới về nhận
thức và tư duy lý luận của Đảng. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lênin, như Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu rõ, không chỉ là học thuyết về giải phóng giai cấp công nhân,
nhân dân lao động, giải phóng con người, mà còn là học thuyết về sự phát triển
xã hội, là vũ khí tinh thần để Đảng làm tròn vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo
cách mạng, và chính Người từ chủ nghĩa yêu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê
nin và truyền bá vào Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải làm theo chủ
nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tầu không có
bàn chỉ nam”. Đó cũng là cơ sở để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng, dân tộc và nhân dân ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của đất nước ta đi tới thắng lợi cuối cùng. Từ nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt từ Đại hội IX đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh được triển khai sâu rộng trong toàn Đảng và xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận nồng nhiệt, có nhiều chủ đề học tập theo từng nhiệm kỳ, phù hợp với các đối tượng khác nhau trong xã hội. Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục được mở rộng về triết học, xã hội học, kinh tế…
Đại hội lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đã đánh dấu một bước tiến mới về nhận thức và tư duy lý luận của Đảng
Trả lờiXóaTư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
Trả lờiXóa