Lập hiến và lập pháp là một trong những hoạt động quan
trọng nhất của Quốc hội (QH) Việt Nam. Chức năng này đã được thể hiện
xuyên suốt qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm
2013. Ngoài Hiến pháp năm 1946 quy định nguyên tắc chung “Nghị viện nhân dân đặt
ra các pháp luật”, thì cả 4 bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng
định QH là cơ quan lập hiến và lập pháp. Hiến pháp năm 2013 (hiện
hành) đã khẳng định, QH là cơ quan làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp,
làm luật, sửa đổi luật; thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.
Lý giải về vấn đề nêu trên, PGS, TS Lê Minh Thông,
nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH cho rằng, quyền lập pháp được giao
cho QH xuất phát từ vị trí đặc biệt của QH trong cấu trúc quyền lực Nhà nước Việt
Nam. Bởi QH là cơ quan thực hiện dân chủ đại diện cao nhất của nhân dân. So với
cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp trong bộ máy Nhà nước Việt
Nam, QH với vai trò là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc
phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) là đại biểu cao nhất cho cử tri toàn quốc thể hiện ý chí, nguyện vọng và
lợi ích của cử tri cả nước. Các ĐBQH vừa là đại biểu của các tầng lớp nhân
dân, các dân tộc, tôn giáo, các vùng lãnh thổ, vừa là đại biểu của cả nước, thể
hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ lợi ích của dân tộc và đất nước. Mọi
quyết định của QH trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân không chỉ do nhân
dân ủy quyền, mà còn nhân danh nhân dân-chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước,
thể hiện ý chí của nhân dân và vì quyền, lợi ích của người dân. Về thực chất
tính tối cao của quyền lực QH xuất phát từ quyền chủ thể tối cao của nhân dân đối
với quyền lực nhà nước. Với vị trí đặc biệt như vậy, hoạt động lập pháp của QH
chính là xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân, không thể có chuyện các luật, nghị quyết của QH ban hành lại đi ngược
lợi ích của nhân dân.
Thực tế 75 năm qua, QH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH) đã ban hành hàng nghìn luật, nghị quyết, pháp lệnh nhưng chưa có luật,
nghị quyết, pháp lệnh nào đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
Có một số người phát biểu trên mạng xã hội cho rằng
“quy trình làm luật ở Việt Nam không theo luật và chẳng giống ai”. Có lẽ họ đã
không biết được quy trình xây dựng luật tại Việt Nam chặt chẽ và công khai,
minh bạch theo quy định của Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quy trình này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn. Hằng năm, trên cơ sở đề nghị
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, UBTVQH
lập và trình QH xem xét, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Trên cơ sở chương trình đó, UBTVQH phân công, chỉ đạo, đôn đốc và giám sát các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện chương trình này. Hội đồng Dân
tộc và các ủy ban của QH có trách nhiệm thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện các dự
án luật trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, ý kiến của nhân dân, các chuyên gia, đối
tượng chịu tác động, các cơ quan, tổ chức hữu quan, UBTVQH với tư cách là cơ
quan chuẩn bị và chủ trì kỳ họp QH có trách nhiệm cho ý kiến đối với các dự án
luật. Giữa hai kỳ họp, các đoàn ĐBQH cũng tổ chức các hội nghị để trao đổi,
thảo luận và lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan. Với một số dự án luật
quan trọng, phức tạp, UBTVQH còn tổ chức hội nghị các ĐBQH chuyên trách và
các chuyên gia đóng góp. Ý kiến của ĐBQH là cơ sở quan trọng, mang tính
quyết định trong việc hoạch định chính sách, chỉnh lý và hoàn thiện từng nội
dung của dự án luật.
Theo trình tự này, QH đã nắm trọn quyền lập pháp, từ khâu xây dựng chương trình, trình dự án, lấy ý kiến góp ý, thẩm tra, chỉnh lý và thông qua luật. Quy trình xây dựng luật ở Việt Nam hiện nay cũng tương đồng và phù hợp với quy trình xây dựng luật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế, ý kiến một số người cho rằng QH chỉ là cơ quan thông qua luật là không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Thực tế cho thấy, nếu so sánh giữa dự án luật trình QH với các dự án luật đã được các cơ quan của QH thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện và QH thông qua thì chất lượng được nâng cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhất là về các chính sách, cả về mặt nội dung cũng như hình thức văn bản.
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóa