Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật được Quốc hội (QH) khóa XIV thông qua và chính thức có hiệu lực từ
ngày 1-1-2021 tạo cơ sở pháp lý cho tiến trình đổi mới công tác xây dựng pháp
luật ở nước ta. Luật có những quy định mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn để Mặt
trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của mặt trận và các
cơ quan, tổ chức khác, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đối với dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật đã được phản biện xã hội thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định,
thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản phản biện xã hội.
Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, ĐBQH chủ
trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các
cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, để MTTQ Việt Nam thực hiện
phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến
của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật. Ý kiến
tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật và ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
phải được nghiên cứu, giải trình, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn
bản.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Đảng và Nhà nước
ta luôn nhận thức sâu sắc sự cần thiết xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất,
đồng bộ, toàn diện, là cơ sở xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Trong quá trình xây dựng pháp luật, chúng ta đã tham
khảo và bảo đảm các bộ luật, luật, nghị quyết được ban hành phải tương thích với
luật pháp quốc tế. Thế nhưng không thể bê nguyên xi luật pháp quốc tế về Việt
Nam. Đã từng có những luận điệu của thế lực thù địch “gợi ý” rằng "chỉ cần
lấy nguyên luật pháp của quốc tế về áp dụng ở Việt Nam để đỡ tốn tiền làm luật".
Đây là quan điểm sai lầm và vô cùng nguy hiểm bởi chúng ta là người Việt Nam.
Chúng ta phải xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện đất nước Việt
Nam, bảo đảm lợi ích lâu dài của Tổ quốc và nhân dân Việt Nam.
Trước những luận điệu xuyên tạc, bóp méo bản chất quy
trình xây dựng pháp luật của QH, xuyên tạc lịch sử 75 hào hùng của QH, mỗi người
dân cần nâng cao nhận thức, nhận diện và cảnh giác trước những luận điệu sai
trái của các thế lực thù địch để chủ động phòng tránh, không để bị tác động,
gây hoang mang tư tưởng hoặc thay đổi nhận thức chính trị vì những luận đó. Đặc
biệt, đối với mỗi ĐBQH cần phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm trước cử tri,
thận trọng khi phát ngôn để các thế lực thù địch không thể “thêm mắm, thêm muối”
lợi dụng nhằm đạt được những mục đích xấu xa, đen tối của chúng.
Thực tế, trong thời gian qua, hoạt động giám sát của QH đã liên tục đổi mới và ngày càng có hiệu quả, xứng đáng với sự tin cậy của cử tri và nhân dân. Tiếc rằng, một số người do không biết hoặc cố tình xuyên tạc nên đã có cái nhìn sai lệch về hoạt động này. Có người còn phát biểu “giám sát của QH Việt Nam không “dám” và không “sát”...
Bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóaThực tế, trong thời gian qua, hoạt động giám sát của QH đã liên tục đổi mới và ngày càng có hiệu quả, xứng đáng với sự tin cậy của cử tri và nhân dân.
Trả lờiXóa