Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

PHẢI CHĂNG NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ ĐÃ LỖI THỜI?

     Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, chỉ đạo xây dựng dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt động của Đảng Cộng sản. Thực hiện nguyên tắc tập trung  dân chủ là cơ sở đảm bảo cho sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động của Đảng.
     C.Mác và  Ph.Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên những tư tưởng cơ bản về xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Hai ông chưa đề cập thật rõ vấn đề tập trung dân chủ như một nguyên tắc cụ thể. Thời các ông, chưa có một Đảng Cộng sản cụ thể nào mà mới chỉ có các tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân. Đó là Liên đoàn những người cộng sản, Quốc tế I và Quốc tế II. Trong Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản, hai ông mới đề cập đến ở mức độ “Bàn về Đảng Cộng sản” . Ở đó vấn đề tập trung dân chủ mới chỉ đề cập trong việc tổ chức và bãi miễn các thành viên: Các cơ quan lãnh đạo của đảng được bầu cử một cách dân chủ và họ có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức trao cho.
     V.I Lênin kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, ông là người đầu tiên xác định một cách rõ ràng nhất các nguyên tắc trong xây dựng Đảng Cộng sản. Tập trung dân chủ đã trở thành nguyên tắc cơ bản phân biệt Đảng Cộng sản cách mạng với các đảng khác.
     Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, là tiêu chuẩn để phân biệt Đảng Cộng sản với các đảng phái khác, phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận Đảng từ bản chất.
     Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có khi Người gọi là dân chủ tập trung) là nguyên tắc rất quan trong trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguời cũng là tấm gương Cộng sản mẫu mực trong việc thực hiện nguyên tắc này. Theo Người: “Toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp tổ chức thống nhất lại theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy là dân chủ tập trung. Nghĩa là: tập trung trên nền tảng  dân chủ. Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.”
Đảng ta luôn nhất quán nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động. Trong Điều lệ được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”, đồng thời xác định các nội dung cụ thể đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ về tổ chức, hoạt động, sinh hoạt của Đảng.
     Chủ nghĩa đế quốc với mục đích thiết lập một thế giới “nhất thể hóa tư bản chủ nghĩa” do các nước đế quốc siêu cường thống trị và bá quyền. Mục tiêu trực tiếp là lật đổ chính quyền đương nhiệm của các quốc gia mà các đế quốc siêu cường cần khống chế, thay đổi lực lượng lãnh đạo, lập chính quyền mới chịu sự chi phối của chúng.
     Chính vì vậy, suốt nhiều thập kỷ qua, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn “chống phá” vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đăc biệt các luận điệu sai trái về nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc tổ chức cơ bản trong xây dựng tổ chức và hoạt đông của Đảng Cộng sản, nhằm từng bước hạ thấp vị thế, uy tín, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và Quân đội.
     Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ nay đã lỗi thời. Nó chỉ phù hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, trong hoạt động bí mật hoặc khi lãnh đạo chiến tranh. Còn trong thời bình Đảng cầm quyền, nhân dân làm chủ thì nguyên tắc này tỏ ra lỗi thời, không có hiệu lực, không phù hợp nữa. Đây là một trong những sai lầm trong nhận thức về bản chất nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực tiễn cho thấy, dù Đảng có bề dày lịch sử nhưng không bao giờ buông lỏng kỷ luật, coi nhẹ tập trung thống nhất, nhấn mạnh một chiều về dân chủ, để cho các phần tử cơ hội, cực đoan tự do lung loạn, chia rẻ tổ chức sẽ làm rối loạn và tan rã Đảng.
     Chúng ta biết rằng, với nguyên tắc tập trung dân chủ, V.l Lênin đã xây dựng, tổ chức Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917), vượt qua khó khăn của những năm tháng nội chiến, giữ vững chính quyền Xô Viết, thì sau 74 năm (1991), Đảng Cộng sản Liên Xô do không nắm vững được bản chất và buông long nguyên tắc hoạt động, đã bị kẻ thù và một số phần tử cơ hội phản động phá vỡ và làm tan rã. Do vậy, ở mỗi thời kỳ cách mạng, trong mọi điều kiện hoàn cảnh đều phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, chỉ khác ở cơ chế vận hành, nội dung, yêu cầu, phương thức lãnh đạo phù hợp và linh hoạt. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ góp phần mở rộng dân chủ, phát huy mạnh mẽ dân chủ mà còn phải giữ gìn tính tập trung, thống nhất, tính kỷ luật chặt chẽ nghiêm minh trong Đảng.
     Những luận điệu sai trái trên cho rằng, tập trung dân chủ chỉ là một thứ chế độ tập quyền, độc đoán bảo thủ, kìm hãm sự tư duy sáng tạo. Họ ra sức tán dương thực hiện dân chủ tự do, dân chủ vô hạn, dân chủ cực đoan… ủng hộ nhiều phe nhóm đối lập để đấu tranh, bàn cãi. Sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để cổ vũ cho những người có nhiều ý kiến bất đồng, trái chiều trong Đảng để gây chia rẻ, mâu thuẫn nội bộ. Họ cố tình tỏ ra không hiểu, hoặc cố tình xuyên tạc bản chất của nguyên tắc, họ dẫn ra những ví dụ về những sai lầm, về quan liêu độc đoán, về việc mất dân chủ của một số người trong bộ máy của Đảng để chứng minh cho việc cần thiết phải thay thế nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số người còn ngộ nhân rằng, nếu tập trung càng cao thì dân chủ càng giảm, muốn tăng cường dân chủ thì phải giảm bớt sự tập trung, còn giữ lại nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ không khắc phục được tình trạng độc đoán, quan liêu, gia trưởng…

     Lại có quan điểm cho rằng, tập trung là danh từ, còn dân chủ là tính từ, dân chủ chỉ là cái bổ nghĩa cho tập trung, làm rõ thuộc tính tập trung; nên về thực chất đó là nguyên tắc tập trung hoặc là bản chất của tập trung dân chủ là tập trung quan liêu, vì tập trung chỉ là mục đích, dân chủ chỉ là phương tiện, do vậy có rất nhiều phương tiện để đạt được mục đích, thành ra dân chủ chỉ là một phương tiện mà thôi. Rõ ràng luận điệu này đã tầm thường hóa dân chủ, mưu đồ để phá hoại và làm cho chúng ta từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc chia cắt nguyên tắc vốn thống nhất, hoặc đem dân chủ đối lập với tập trung là không hiểu đúng bản chất nguyên tắc tập trung dân chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét