Nhằm cổ xúy cho giai cấp
cầm quyền, một số học giả tư sản thậm chí cả những kẻ vốn dòng giống lạc việt
nhưng đang "chịu ơn" giai cấp tư sản đã và tung ra nhiều chiêu bài
khác nhau trong đó cho rằng chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ là phương tiện, độc
lập dân tộc là mục đích. Chủ tịch Hồ Chí Minh mượn chủ nghĩa xã hội khoa học làm
phương tiện để đạt mục đích, nay mục đích đã đạt được rồi thì nên từ bỏ phương
tiện ấy mới là thức thời.
Thực chất quan điểm trên
không chỉ là sự bôi nhọ lãnh tụ mà còn là sự ngụy biện cho sự tồn tại của chủ
nghĩa tư bản; đi ngược xu thế thời đại; phủ nhận sự lựa chọn mang tính lịch sử
của dân tộc ta
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ
ra rằng “Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về sự giải phóng giai cấp công
nhân đồng thời giải phóng toàn xã hội trên phạm vi toàn thế giới khỏi mọi áp
bức, bóc lột, bất công; khỏi mọi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; khỏi mọi sự phân
chia giai cấp và đấu tranh giai cấp”; “Thay cho xã hội tư sản đối kháng giai
cấp là xã hội mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát
triển của tất cả mọi người”[1].
Với ý nghĩa ấy, chủ nghĩa
xã hội khoa học là một công cụ, phương tiện có giá trị vô cùng vĩ đại – công cụ
giải phóng toàn thế giới. Nhưng hiểu theo nghĩa rộng đầy đủ, thực sự “chủ nghĩa
xã hội khoa học là khoa học thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn,
giữa khoa học và cách mạng, giữa mục tiêu và động lực của sự phát triển, giữa
lý luận, phương pháp luận khoa học và cương lĩnh hành động thực tiễn, giữa dân
tộc và giai cấp, dân tộc quốc tế, dân tộc với thời đại…”.
Chủ nghĩa xã hội khoa học
còn chỉ ra rằng, sự nghiệp cách mạng cộng sản, của giai cấp công nhân là sự nghiệp
quốc tế, nhưng để đi đến thắng lợi cuối cùng nó lại phải trải qua những thắng
lợi ở từng quốc gia dân tộc “Giai cấp vô sản ở mỗi nước, trước hết phải thanh
toán giai cấp tư sản ở nước mình, phải vươn lên, trở thành dân tộc, giai cấp
dân tộc”2.
Đặc biệt khi chủ nghĩa tư
bản trở thành chủ nghĩa đế quốc, vấn đề dân tộc trở thành vấn đề thuộc địa thì
con đường giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng xã hội ở các nước thuộc địa
của đế quốc tư sản nhất thiết phải trải qua giai đoạn đấu tranh chống giai cấp
tư sản thực dân (cũ, mới) cấu kết với giai cấp phong kiến và tư sản mại bản
phản động giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
Lênin đã viết hàng loạt
bài chính luận về vấn đề dân tộc tiêu biểu là tác phẩm “Quyền dân tộc tự quyết”3 trong đó có “Cương lĩnh dân tộc” với 3
nội dung: “Các dân tộc… Liên hiệp công nhân các dân tộc”. Và tác phẩm “Sơ thảo
lần thứ nhất Đề cương vấn đề dân tộc và thuộc địa”4.
Tổng kết quan hệ giữa
giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước chưa
được độc lập thì lợi ích giai cấp vạn năm cũng không đòi được. Nhưng nước độc
lập rồi mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì…”. Do đó,
sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân tư sản
trong thời đại ngày nay khác bản chất so với giải phóng dân tộc khỏi ách thống
trị của đế quốc phong kiến kiểu đế quốc Nguyên Mông, đế quốc Minh, Thanh trước
đây. “Con đường giải phóng các dân tộc trong thời đại ngày nay chỉ có thể là
cách mạng vô sản… Rằng: chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có
thể giải phóng triệt để của dân tộc bị áp bức”. Đúng như Lênin nêu: “Vô sản tất
cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Chủ nghĩa xã hội trong chủ
nghĩa Mác - Lênin không chỉ là phương tiện mà còn là mục tiêu của thời đại ngày
nay.
Chủ nghĩa tư bản chỉ là bước đệm để tiến tới CNXH
Trả lờiXóaChủ nghĩa tư bản chỉ là bước đệm để tiến tới CNXH
Trả lờiXóaChủ nghĩa xã hội khoa học là đỉnh cao tư tưởng, là di sản vô giá của nhân loại, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời được dựa trên cơ sở mảnh đất hiện thực của nó là cơ sở kinh tế, chính trị xã hội, trong đó có mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội được những lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân soạn thảo ra. Vì vậy đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chon đúng đắn của Đảng ta, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta chứ không phải là phượng tiện để đạt mục đích.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChủ nghĩa xã hội khoa học là lý luận, là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Chủ nghĩa xã hội khoa học được ra đời trên mảnh đất hiện thực là cơ sở kinh tế, chính trị xã hội, mà cụ thể là mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội để xóa bỏ chế độ áp bức, bất công, xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn. Vì vậy đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Đây không phải là phương tiện để đạt mục đích như những quan điểm của các nhà tư sản đã tuyên truyền.
Trả lờiXóaTất yếu các nước trên toàn thế giới sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội, theo đúng như những gì đã vang đang diễn ra hiện nay khi ma chủ nghĩa tư bản cũng không thể chịu nổi với những gì đã diễn ra hiện nay
Trả lờiXóa