Hiện nay trên nhiều văn đàn, diễn đàn và các trang mạng xã hội có một số
quan điểm, thậm chí có cả quan điểm của một số người là đảng viên, trí thức ở
các trung tâm khoa học lớn, họ cho rằng: “Trên cơ sở sự phát triển của cách mạng
khoa học, công nghệ, sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản và sự tham
gia của một bộ phận công nhân vào quản lý sản xuất, kinh doanh thì chủ nghĩa tư
bản sẽ dần tiệm tiến lên chủ nghĩa xã hội mà không cần phải tiến hành đấu tranh
giai cấp, cách mạng xã hội. Như vậy thế giới sẽ giữ được môi trường hòa bình để
phát triển, sẽ không xảy ra đổ máu vô ích...”. Vậy một câu hỏi đặt ra là liệu
điều đó có thể xảy ra không?
Là những người cộng sản hơn ai hết chúng ta đều có thể
khẳng định rằng, điều đó sẽ không thể xảy ra. Khi đi vào nghiên cứu mổ sẻ và
phân tích giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác –
Lênin đã vạch trần bản chất của giai cấp tư sản, chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là
chế độ mà lợi ích của chúng luôn gắn liền với sự áp bức, bóc lộ giai cấp công
nhân, nhân dân lao động thông qua giá trị thặng dư. Các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác – Lênin cũng đã chỉ ra rằng với bản chất của giai cấp tư sản vì lợi
nhuận của nó nó có thể làm tất cả bất chấp mọi thủ đoạn. Thực tế cũng đã chứng
minh trong suốt quá trình hình thành và tồn tại, phát triển của giai cấp tư sản,
chế độ tư bản thì luôn gắn liền với việc áp bức, bóc lột giai cấp công nhân,
nhân dân lao động. Chủ nghĩa đế quốc vì lợi ích của mình chúng đã tiến hành những
cuộc chiến tranh thế giới để mục đích phân chia thị trường gây ra bao đau khổ
cho nhân dân lao động.
Mặc dù hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chủ nghĩa
tư bản có điều chỉnh thích nghi, một bộ phận công nhân ở một số nước tư bản có
cổ phần được tham gia quản lý sản xuất, tuy nhiên khoa học càng phát triển thì
mức độ bóc lột càng cao. Sự điều chỉnh thích nghi cho công nhân tham gia cổ phần
và quản lý sản xuất chỉ là vỏ bọc để điều hòa mâu thuẫn giai cấp mà thôi. Tìm
hiểu kỹ cho ta thấy tỷ lệ công nhân được tham gia cổ phần trong các doanh nghiệp
của các nhà tư sản chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn so với khối tài sản kếch
sù của các nhà tư sản. Do vậy mức độ được phân chia lợi nhuận mà người công
nhân được hưởng cũng chỉ được một phần rất ít ỏi mà thôi. Theo nhiều số liệu
nghiên cứu thì hiện nay ở các nước tư bản phát triển tỷ lệ người giàu chỉ chiếm
10% dân số nhưng đã chiếm đến 90% lượng tài sản. Ngược lại số đông 90% dân số
kia chỉ sở hữu 10% lượng tài sản còn lại. Ở góc độ khác ở các nước tư bản phát
triển lực lượng giữ vai trò lãnh đạo xã hội thì vẫn là giai cấp tư sản chứ
không phải là các giai cấp khác.
Từ những phân tích một cách cơ bản khái quát trên cho thấy sẽ không bao
giờ có sự tiệm tiến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các quan điểm đã
nêu ở trên là hoàn toàn ngộ nhận, sai lầm, dù vô tình hay cố ý các quan điểm
trên cũng tiếp tay cho sự thống trị của giai cấp tư sản bảo vệ cho sự tồn tại của
chế độ tư bản. Đồng thời với đó là xóa nhòa mâu thuẫn giai cấp, làm triệt tiêu
động lực đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực
lượng tiến bộ trong giai đoạn hiện nay./
Từ sự phân tích của bài viết ở trên tôi rất đồng ý với quan điểm của tác giả. Tôi khẳng định rằng sẽ không bao giờ có sự tiệm tiến đó.
Trả lờiXóaXét về mặt bản chất thì không bao giờ giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản sẽ đem miếng bánh lợi ích của mình giao cho người khác. Vì vậy quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản có thể tiệm tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quan điểm phản khoa học, quan điểm mị dân.
Trả lờiXóa