Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân
1968 với Trận chiến 25 ngày đêm tại Huế cũng như Sự khởi đầu của Hội nghị Paris
đã đi vào lịch sử và trở thành bài học về kết hợp giữa các biện pháp đấu tranh
chính trị - quân sự - ngoại giao (đó là chưa kể đến binh vận cũng khá hữu hiệu).
Thế những có những kẻ dựa vào sự bịa đặt
của các nhân viên CIA đội lốt nhà báo này, phóng viên kia để dựng lên câu chuyện
bịa đặt vô liêm sỉ về thảm sát ở Huế năm 1968. Nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử
Noam Chomsky bằng những cứ liệu thuyết phục đã vạch trần sự giả dối của chính
quyền ngụy Sài Gòn khi chúng thưa kiện với cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc khi
đó. Các thành viên của tổ chức Tòa án quốc tế Bertrand Rusell (do nhà hoạt động
nhân quyền Bertrand Arthur William Russell, Bá tước Russell III sáng lập) đã phủ
nhận những chứng cứ giả mạo mà chính quyền ngụy Sài Gòn đưa ra. Đồng thời, họ
đã chất vấn ngược lại người Mỹ về việc không quân Mỹ ném bom phá hủy các đê điều
chống lũ lụt ở Việt Nam mà các đê điều đó chắc chắn không bao giờ là các công
trình quân sự.
Sự kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt
Nam làm chủ thành phố Huế trong 25 ngày đêm cùng với Chiến thắng Đường 9 - Khe
Sanh nằm trong Chiến lược Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã buộc
Nhà Trắng và Lầu năm góc phải nhận ra rằng Mỹ không thể chiến thắng trong cuộc
chiến tranh này trước một dân tộc thà hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập chủ quyền
của mình. Và một kết quả tất yếu của Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968 là đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đám phán ở Hội nghị Paris để tìm kiếm
con đường rút khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam trong danh dự.
Sau cuộc chiến, đoàn chuyên gia của Hội
đồng hòa bình Liên Hợp Quốc do giáo sư Noam Chomsky dẫn đầu đã xác nhận rằng
chính quyền ngụy Sài Gòn đã chôn chung các chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam bị
hy sinh trong cuộc chiến với những người dân thiệt mạng vì “tên bay đạn lạc” và
bịa đặt ra câu chuyện thảm sát của cộng sản ở thành phố Huế năm 1968. Cho đến
nay, các thế lực phản động vẫn sử dụng chiêu bài này để chống phá Việt Nam cho
dù sự kiện đã cách đây tới 50 năm và được thế giới kết luận cách đây hơn 40
năm.
Thế nhưng điều đáng phẫn nộ là một số
nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện nay lại “lao theo” những sự bịa đặt này
hòng “đánh bóng” tên tuổi mình bằng những cái gọi là “sự phát hiện chấn động”.
Than ôi! Đến như những nhà sử học tiền bối như Ngô Sỹ Liên, Phan Phu Tiên còn
chỉ mong chép sử sao cho đúng, cho chuẩn thôi mà một số vị sử học đời nay còn đòi
làm những chuyện “phát kiến chấn động” thì đó quả là một sự châm biếm không thể
lớn hơn đối với chính các vị ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét