Gần đây trên trang Dân Làm Báo VN có đăng tải bài viết
"Đừng thờ ơ khi đất nước đang lâm nguy" của Bloger Cánh Dù lộng gió
(#Danlambao).
Trong bài viết này, tác giả đã lợi dụng việc qua lại,
làm ăn, buôn bán, du lịch giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc để lập luận rằng:
"giặc Tầu đã tràn lan khắp quê hương", cho đó là cách thức để người
dân quen mắt trước khi sát nhập vào với Trung Quốc vào năm 2020 sắp tới.
Tác giả này còn cho rằng, để trả nợ khi tiền đã lấy
VC ngấm ngầm giao 3 đặc khu cho Tầu Cộng (ý muốn nói dự thảo Luật Đặc khu hành
chính), tuy Quốc hội Việt Nam chưa thông qua nhưng đây cũng là cách sát nhập từ
từ cho đến năm 2020 phải thực hiện cho xong hiệp ước Thành Đô đã ký với Trung Quốc;
rằng: Để cho mọi việc được thuận lợi không bị cản trở và chống đối, CSVN
đã ký thông qua luật ANM để bịt miệng người dân dám nói lên sự thật và chính kiến
của mình cũng như bưng bít thông tin về luật Đặc Khu và việc thực hiện hiệp ước
Thành Đô tới đây.
Thật nực cười với những nhận định, lập luận rẻ tiền,
đê hèn của những kẻ tự xưng là những người VN máu đỏ da vàng, mang trong người
dòng máu Lạc Hồng có truyền thống giữ nước từ thời cha ông để lại qua bao đời.
Thưa rằng, hoạt động qua – lại các
cửa khẩu biên giới đất liền của người không chỉ nhằm mục đích mua bán, trao đổi
hàng hóa cư dân biên giới mà còn đáp ứng các yêu cầu hoạt động chính trị - ngoại
giao, kinh tế - thương mại, văn hóa – xã hội cũng như những lĩnh vực khác của
Việt Nam và các nước có chung biên giới. Cùng với tốc độ tăng trưởng của thương
mại biên giới, hoạt động xuất nhập cảnh của người liên quan đến thương mại hàng
hóa cũng như du lịch, dịch vụ qua – lại các cửa khẩu biên giới đất liền của nước
ta cũng tăng về số lượng. Đây là điều hết sức bình thường chứ không phải là tiện
cho việc sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Do đó, cần phải có nhận thức đúng và
phối hợp quản lý chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân hai nước
Thứ hai,
việc xây dựng đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt đã có chủ trương từ những năm
90 của thế kỷ trước, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đi khảo sát ở Bắc Vân Phong, Nha
Trang, Khánh Hòa; rồi nghiên cứu học tập kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới.
Đây là một phương thức tổ chức nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm các cơ
chế mới để mở rộng làm kinh tế tốt hơn. Chủ trương này được ghi trong Hiến
pháp, trong nghị quyết của Trung ương, nhưng làm thế nào cho hiệu quả, vừa phát
huy được sức mạnh trong nước, ngoài nước để phát triển, vừa phải giữ vững độc lập
chủ quyền lãnh thổ quốc gia? Đó là câu hỏi lớn, không thể làm đại khái được.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Vừa rồi chúng ta đã làm
rất thận trọng, thảo luận qua mấy kỳ họp, thống nhất tương đối cao và chuẩn bị
thông qua tại Kỳ họp này. Nhưng còn có ý kiến khác, Đảng, Nhà nước, Quốc hội thấy
cần phải lắng nghe, dân chủ, tiếp thu, bao giờ hoàn thiện tốt thì mới thông
qua". Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn nhấn mạnh: Đây không phải là bàn
giao đất cho nước A, nước B, mà phải xem xét từng dự án, từng chủ đầu tư cụ thể.
Đặc khu không dành riêng cho nước nào, với nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền
lãnh thổ, quản lý chặt chẽ, chịu ràng buộc bởi luật pháp Việt Nam, không phải
ai muốn vào đây làm gì thì làm.
Thứ ba, đến
nay, nhiều quốc gia đã xem internet, mạng xã hội là phương thức giao tiếp giữa
chính quyền với nhân dân, nhằm phát huy vai trò quản lý, giám sát của nhân dân.
Nhà nước Việt Nam đã và đang đi theo xu hướng này, xây dựng chính phủ điện tử từ
những lĩnh vực nhạy cảm, ví dụ: Hải quan đến giải quyết những nhu cầu thường nhật
của công dân như xác nhận nhân thân, hộ khẩu… Tuy nhiên, internet, mạng xã hội
đã từng là phương tiện thông tin chủ yếu của những lực lượng chống chính phủ-kết
nối, huy động người dân thực hiện hành vi từ “bất bạo động”, “bất tuân dân sự”
đến bạo loạn, lật đổ; kêu gọi nước ngoài can thiệp để “bảo vệ dân thường”, “bảo
vệ nhân quyền” khỏi sự đàn áp của chính phủ … Đây là kịch bản của các lực lượng
chống chính phủ ở Trung Đông, Bắc Phi trong cái gọi là “cách mạng Hoa nhài”
(2010-2011).
Ở Việt Nam, những cuộc gây rối, xâm phạm an ninh quốc
gia, phá hoại tài sản Nhà nước, cản trở người thi hành công vụ xảy ra ở Bình
Thuận, TP Hồ Chí Minh… lấy lý do phản đối dự án luật về đặc khu cho thấy những
thế lực chính trị xấu, trong đó có cả nước ngoài đã thông qua internet, mạng xã
hội chỉ đạo những phần tử lưu manh, nghiện hút, không công ăn việc làm tìm cách
tán phát thông tin xuyên tạc về dự luật này để kích động người dân xuống đường
chống chính quyền nhân dân.
Bởi vậy, cần phải có một chế tài nghiêm minh đối với
việc sử dụng internet, mạng xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội trên không gian mạng. Đó là lý do vì sao Luật An ninh mạng được
Quốc hội Việt Nam thông qua với sự nhất trí cao.
Như vậy, chân tướng của Bloger Cánh Dù lộng gió
và đồng bọn đã rõ, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội cho rằng đất nước
đang bị xâm lấn, mình không thể làm ngơ, kêu gọi tuần hành, biểu tình ôn hoà vì
nước, vì dân nhưng thực chất đằng sau đó là cả một kịch bản đã được dàn dựng sẵn
nhằm kích động chống phá chính quyền, chống phá chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, luật pháp của Nhà nước nhưng được che đậy dưới cái mác
là "Con Lạc, Cháu Hồng"
Trắng đen đã rõ, mong
mỗi chúng ta mà đặc biệt là các bạn trẻ hãy luôn cảnh giác trước những chiêu
trò mời gọi tham gia biểu tình của lũ dân chủ cuội và thể hiện lòng yêu nước một
cách đúng đắn nhất và đừng để lòng yêu nước của mình bị lợi dụng vào những mục
đích chính trị chống phá đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét