Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

"TAM QUYỀN PHÂN LẬP" KHÔNG THỂ LOẠI TRỪ ĐƯỢC NGUỒN GỐC, NGUYÊN NHÂN XẢY RA THAM NHŨNG

Lợi dụng việc Đảng ta đang thực hiện cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, lấy danh nghĩa góp ý, kiến nghị có nhiều quan điểm cho rằng Việt Nam phải thực hiện "tam quyền phân lập" mới loại trừ được tham nhũng, lãng phí. Có thể khẳng định đây là quan điểm sai trái không có căn cứ khoa học, thực chất của quan điểm này là muốn lái thể chế chính trị của ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Tham nhũng xảy ra ở nơi những tổ chức, cá nhân có chức, có quyền khi hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, chế độ chưa đủ, chưa kín kẽ, chưa chặt chẽ, thiếu công khai, minh bạch, sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, điều tra chưa duy trì thường xuyên và với các phương pháp, phương tiện tiên tiến, hiện đại, dư luận xã hội và vai trò của quần chúng nhân dân, của báo chí truyền thông chưa được phát huy đầy đủ, xử phạt chưa nghiêm minh, tội phạm tham nhũng chưa bị trừng trị đích đáng.
Vậy thì làm sao mà chỉ có thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” với sự phân quyền giữa ba nhánh quyền lực có thể xóa bỏ được tham nhũng khi nó không xóa bỏ được nguồn gốc, nguyên nhân nảy sinh tham nhũng.
Thực tế cho thấy, tham nhũng là vấn đề toàn cầu, là tệ nạn xảy ra với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, thể chế quyền lực, hình thức nhà nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Theo bảng dữ liệu về tham nhũng năm 2017 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng nạn tham nhũng của 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có đại đa số các quốc gia theo thể chế “tam quyền phân lập” với các biến thể khác nhau, Đa số các nước Bắc Âu xếp vào các nước tham nhũng ít. Các quốc gia khác, tiêu biểu về “tam quyền phân lập” vẫn cáo thứ hạng tham nhũng cao như Ôxtrâylia xếp thứ 13, Anh xếp thứ 10, Nhật Bản xếp thứ 20, Pháp xếp thứ 23, Mỹ xếp thứ 18.
Ở Đông Nam Á, trừ Singapore thuộc TOP 10 nước ít tham nhũng, còn các nước khác như Malaixia xếp thứ 55, Thái Lan xếp thứ 101, Việt Nam xếp thứ 113, Philippin xếp thứ 114, Campuchia xếp thứ 156…
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là tệ nạn nhức nhối, xảy ra nghiêm trọng với 2/3 quốc gia trên thế giới trong số đó, đa số là những nước thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”. Điều đó đủ thấy quan điểm chỉ có thực hiện "tam quyền phân lập" mới chống tham nhũng" là thiếu cơ sở khoa học và phiến diện, cực đoan./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét