Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

VIỆT NAM PHẢI LIÊN MINH QUÂN SỰ VỚI MỘT CƯỜNG QUỐC THÌ MỚI GIỮ ĐƯỢC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Trước tình hình Biển Đông thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh những hoạt động đấu tranh đầy trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giữ vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, thì cũng có không ít lợi dụng “đục nước béo cò” đã có nhiều quan điểm sai trái nhằm mục đích gây nhiễu loạn thông tin, khoét sâu mâu thuẫn giữa nước ta với các nước khác. Trong đó đặc biệt có quan điểm cho rằng Việt Nam phải liên minh quân sự với một cường quốc (Mỹ) thì mới giữ được chủ quyền biển đảo.
Với quan điểm trên có thể nói người bình thường cũng nhận ra được đây là quan điểm sai trái đi ngược lại với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đi ngược lại với “Sách Trắng quốc phòng” Việt Nam.Mục đích của quan điểm này không gì khác là nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác. Nghiên cứu tình hình Biển Đông ta thấy, những bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông hiện nay không chỉ liên quan đến 5 nước, 6 bên có yêu sách chủ quyền mà còn trực tiếp liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và khu vực. Đây là vấn đề phức tạp, lâu dài không thể giải quyết ngay trong ngày một ngày hai và cũng không thể giải quyết được bằng vũ lực, vì sẽ gây tổn hại đến hòa bình, ổn định phát triển.
Bảo vệ hủ quyền lãnh thổ nói chung, chủ quyền biển đảo nói riêng hiện nay phải bằng sức mạnh tổng hợp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nội lực và ngoại lực, bằng cả sức mạnh trong nước và sức mạnh của cộng đồng quốc tế, chứ không thể chỉ dựa vào việc liên minh quân sự với một cường quốc, một nước phát triển. Trong điều kiện các nước đều đề cao lợi ích, dân tộc thì hiếm có quốc gia một “nước phát triển”, một “cường quốc” nào lại đi bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc cho quốc gia, dân tộc khác một cách vô tư, không tính toán. Do đó, dự vào một nước nào đó thì không những không giải quyết được vấn đề mà thậm chí còn làm trầm trọng, căng thẳng và phức tạp thêm tình hình.
“Liên minh” với một nước nào đó để chống nước khác tức là chúng ta đã tự tạo cho mình them một kẻ thù. Càng tai hại hơn nếu đó là một quốc gia có địa chính trị ngay bên cạnh chúng ta. Lịch sử đã khắc ghi nhiều bài học sâu sắc cho việc tồn tại độc lập bên cạnh một láng giềng luôn tìm cách “đồng hóa” chúng ta, đó không chỉ là nhờ vào những chiến công hiển hách như lời hiệu triệu  các bảm Tuyên ngôn “Hịch tướng sỹ” hay “Đại cáo bình Ngô”… mà còn nhờ vào chính sách ngoại giao mềm dẻo ngay sau mỗi chiến thắng của các tướng anh minh vì dân, vì nước. “Bán an hem xa, mua láng giềng gần”, “nước xa không cứu được lửa gần”,… những câu dặn dò cử cha ông xưa vẫn còn nguyên giá trị.
Quan điểm dựa vào nước này, liên minh với nước khác để bảo vệ chủ quyền… là thể hiện tư tưởng yếu hèn, nhược tiểu. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với truyền thống của dân tộc ta và trái với xu thế vận động khách quan của thế giới đương đại.Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, dựa vào nước khác không những không bảo vệ, không đòi được chủ quyền, thậm chí còn mất luôn cả quyền độc lập về chính trị, quyền tự quyết của dân tộc. Do đó ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của nước khác, dựa vào nước khác để bảo vệ độc lập, chủ quyền thì không xứng đáng được hưởng tự do, độc lập. Sự phụ thuộc của một số quốc gia trên thế giới hiện nay càng khẳng định thêm tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét