Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

PHẢI CHĂNG MUỐN CÓ DÂN CHỦ CHO NGƯỜI DÂN VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI PHẢI THỰC HIỆN "ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG"?

Lợi dụng tình hình đất nước trong thời gian vừa qua có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình khiếu kiện tập thể của một bộ phận nhân dân chưa được giải quyết, các thế lực phản động, thù địch đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng chính trị nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Một trong những âm mưu thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng là thường xuyên tuyên truyền quan điểm đòi đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập. Chúng cho rằng: muốn có dân chủ cho người dân và phát triển xã hội phải thực hiện "đa nguyên, đa đảng".
Cần thấy rằng “đa nguyên, đa đảng” là sản phẩm của nhà nước tư sản nhằm duy trì bản chất của giai cấp tư sản.Mục đích chính trị của đa nguyên, đa đảng là nhằm thủ tiêu chế độ công hữu, duy trì chế độ tư hữu. Do đó, nhà nước tư sản mặc dù là kiểu nhà nước tiến bộ trong lịch sử, song do giai cấp tư sản nắm địa vị thống trị nên vẫn là kiểu nhà nước của thiểu số bóc lột đa số.
Nhà nước tư sản ra đời từ sau thắng lợi của cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến.để thích ứng với sự phát triển của kinh tế, đa số nhà nước tư sản đều xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ, thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập và đa đảng cạnh tranh. Trong nhà nước tư sản, bầu cử được xem là một biện pháp dân chủ để thong qua đó người dân cử người đại diện cho mình tham gia công việc của nhà nước. Tuy nhiên thực tiễn ở nhà nước tư sản việc bầu cử các đại biểu đại diện cho đa sống nhân dân lao động trong xã hội lại rất khó chúng cử, hoặc không thể chiếm đa số trong nghị viện. Các chính sách phát triển cho đa số người lao động, người nghèo lại khó được nghị viện thông qua. Thực tiễn đó cho thấy các đảng phái chúng cử đó không phải là những người đại diện cho số đông quần chúng lao động mà họ là những người đại diện cho thiểu số giai cấp tư sản và như vậy đại đa số nhân dân lao động không có quyền được làm chủ.
Nhue vậy, đa nguyên, đa đảng không phải là phương thức để mang đến dân chủ thực sự với ý nghĩa dân chủ là giá trị cốt lõi để người dân được trực tiếp, gián tiếp tham gia các hoạt động nắm giữ quyền lực công. Đây chính là lý do để thấy rằng trong các nhà nước tư sản đang tồn tại chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì vẫn phải đối mặt với chính trị bất ổn, kinh tế suy thoái, quyền lực chính trị thuộc về nhân dân không được bảo đảm.
Trong khi đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời sau thắng lợi của cách mạng vô sản, là kiểu nhà nước chưa từng có trong lịch sử và là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử ra đời với sứ mệnh bảo vệ bản chất giai cấp của nhà nước vô sản, do nhân dân lao động nắm quyền, bảo vệ quyền lợi cho đông đảo người dân trong xã hội, không có áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội. Xét về lý luận, kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước có nền dân chủ ưu việt hơn dân chủ tư sản.Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ đưa người dân từ giai cấp bị trị, bóc lột lên vị trí nắm quyền quản lý và điều hành đất nước.
Như vậy có thể trả lời ngay rằng, căn cứ vào lý luận nhà nước và hình thức chính thể, quan điểm “muốn có dân chủ cho người dân và phát triển xã hội phải thực hiện đa nguyên, đa đảng” là không có căn cứ khoa học. Việt Nam đang tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế để chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và tinh thần đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sự nghiệp vĩ đại đó chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam mới đủ sức lãnh đạo để đi đến thắng lợi cuối cùng. Mọi quan điểm đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, về thực chất đều là âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta, chứ không vì đem lại quyền dân chủ cho nhân dân và sự phát triển của xã hội. Nhận thức rõ điều đó chúng ta phải kiên quyết bác bỏ và đấu tranh làm thất bại âm mưu thâm độc đó./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét