Quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Ðảng,
Nhà nước về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đã được cấp ủy Đảng và chính
quyền các cấp quán triệt sâu sắc, tạo chuyển biến nhận thức một cách cơ bản,
tích cực trong cả hệ thống chính trị. Mới đây, Kết luận của Ban Bí thư khóa XII
về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20-7-2010, của Ban Bí thư khóa
X về công tác nhân quyền trong tình hình mới nêu rõ, việc thể chế hóa đường lối
của Ðảng, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là Quốc hội đã
thông qua Hiến pháp năm 2013; từ đó, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ,
thực thi quyền con người và ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người.
Trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, đặc biệt với việc đạt được kết quả toàn diện
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong năm 2018 và kết quả bước đầu chống
tham nhũng, đã thúc đẩy củng cố niềm tin của người dân, tạo không khí phấn khởi
trong toàn xã hội. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2017 tăng 20 bậc,
lên mức 68/157 quốc gia, vùng lãnh thổ. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn khoảng 7,2%. Số người tham gia bảo hiểm xã hội
đạt 13,5 triệu, bảo hiểm thất nghiệp đạt 11,4 triệu; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế
đạt 83%.
Các thành tựu phát triển đất nước đã tạo
các điều kiện vật chất và nguồn lực để tôn trọng, bảo đảm, thúc đẩy tốt hơn các
quyền và tự do cơ bản của nhân dân. Ðời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
được cải thiện rõ rệt và ngày càng được nâng cao; cùng với việc thúc đẩy bình đẳng
xã hội, việc thụ hưởng các quyền con người của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực
được nâng lên đáng kể.
Những thành tựu đó được cộng đồng quốc tế
ghi nhận, đặc biệt trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền giảm nghèo bền vững
và quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương. Qua hơn 30 năm Đổi mới, công tác bảo đảm,
thúc đẩy quyền con người đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng
đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được,
thực tế vẫn còn đang đặt ra nhiều việc cần làm, nhiều vấn đề cần tập trung sức
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thời gian tới nhằm phát
huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn
quyền con người, quyền công dân nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bài viết rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóaViệt Nam rất quan tâm đến quyền con người
Trả lờiXóa