Dựa trên “học thuyết phân quyền tư sản”,
những người có quyền lập pháp ở các nước tư sản đã ban hành vô số điều luật thiết
tưởng sẽ chia tách được quyền lực của ba nhóm lập pháp, hành pháp và tư pháp đối
với việc quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng. Ở đó, người ta “thực sự” tin
rằng, nhờ chế định “dân sự quản lý quân sự” (dân quản quân) đã được ghi tạc,
ban hành trong luật pháp thì “chắc chắn” việc của quân đội tất yếu là việc của
phái dân sự thực hiện, chứ “dứt khoát” không phải là việc của đảng phái nào,
phái quân sự nào! Tuy nhiên, trái ngược với những tư tưởng “tam quyền phân lập”,
thực tiễn đời sống pháp luật tư sản cho thấy một nghịch lý với hoài niệm “tốt đẹp”
về nó. Muôn vàn ví dụ về quản lý nhà nước đối với quốc phòng của Hoa Kỳ và nhiều
nước trên thế giới cho thấy rõ điều này. Trên thực tế, dù luật pháp của Hoa Kỳ
có chặt chẽ đến đâu thì các chính đảng vẫn can thiệp cả vào lập pháp, hành pháp
và tư pháp đối với việc quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng. Hoa Kỳ đã trải
qua 45 đời tổng thống, chỉ có tổng thống đầu tiên là G. Washington không thuộc
đảng phái nào; còn 44 tổng thống khác đều là người đứng đầu hay đại diện cho
các đảng phái khác nhau. Hầu hết các Tổng thống Hoa Kỳ đều nhất quán thực thi
đường lối của đảng đã cử mình làm đại diện tranh cử. Ví dụ như, trong quá trình
tranh cử, ông Đô-nan Trăm (ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng hòa) tuyên bố sẽ
rút quân đội khỏi Trung Đông nếu trúng cử. Và giờ đây khi là tổng thống, Ông đã
thực thi đường lối quân sự đó. Như vậy, tư tưởng, đường lối nhất quán của một
chính đảng và một tổng thống đắc cử đã thực thi. Do đó, không có cái gọi là
“dân quản quân”, mà thực chất là “đảng quản quân”.
Một vài ví dụ khác, năm 1950, Tổng thống Mỹ
Truman chọn Thống tướng Lục quân G. Marshall mới nghỉ hưu được hơn 5 năm làm Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng. Trong khi Luật An ninh quốc gia Mỹ năm 1947 quy định: “Bộ
trưởng phải được chỉ định từ giới dân sự. Đối với cựu quân nhân Mỹ, họ chỉ
có thể được đảm đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau 10 năm kể từ khi họ
giải ngũ”. Mới đây, ông J. Mattis, Đại tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ, mới
nghỉ hưu năm 2013 vẫn được Tổng thống Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng và Thượng viện phê chuẩn ngày 20-01-2017, trong khi luật pháp Hoa Kỳ năm
2008 quy định: “người rời khỏi quân đội ít nhất 7 năm mới được làm bộ trưởng quốc
phòng” và “quá trình bổ nhiệm quan chức quân sự, chỉ đi một hướng từ dân sự
sang quân sự, không có chiều ngược lại”. Điều trên cho thấy nguyên tắc “dân quản
quân” đã không được thực hiện triệt để.
Nhiều nước trên thế giới, như: Nga,
Ucraina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia,… Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thường
là quân nhân. Ở Nga, đến năm 2001 mới có ông S. B. Ivanov là người dân sự đầu
tiên làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng đến năm 2012, Tổng thống V. Putin sử dụng
lại người nhà binh, bổ nhiệm Đại tướng S. Shoygu làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quyết định đó được các chuyên gia quân sự đánh giá cao, cho rằng, người đứng đầu
quân đội phải nắm rõ việc quân sự, phải có uy với cấp dưới, khi cần quản lý nhà
nước đã có cố vấn, thư ký hỗ trợ; nếu người dân sự làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
thì sẽ khó thể hiện tính quyết đoán, nhất là giải quyết những vấn đề đột xuất,
đòi hỏi quyết đoán nhanh trong điều kiện khó khăn, căng thẳng.
Có thể thấy, bản chất chế định pháp lý người
đứng đầu quân đội (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) ở Mỹ và một số quốc gia khác không
phải là quân nhân, mà là dân sự, đó không có nghĩa là “dân sự hóa” quân đội mà
là sử dụng con người dân sự cụ thể để quản lý công việc quân sự. Tuy nhiên, chế
định này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì vậy, quan điểm đòi “dân sự
hóa” Quân đội ở Việt Nam, cho rằng “Quân đội chỉ phục tùng Hiến pháp, không phục
tùng luật Đảng” chỉ là sự thiếu hiểu biết về tri thức pháp lý và quản lý nhà nước
về quốc phòng của một số người mà thôi.
Nội dung bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóabài viết rất sâu sắc
Trả lờiXóa