Theo các nhà bình luận quốc tế, làn sóng
biểu tình quy mô lớn của phong trào “áo vàng” đã gây ra những hệ lụy không nhỏ
về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh đối với từng quốc gia và toàn khối
EU. Về kinh tế, ở nhiều nước EU, các cuộc biểu tình đã có tới hàng chục vạn
người tham gia, làm nhiều thành phố bị “tê liệt”; các ngành kinh doanh, du lịch,
nhà hàng, nhiều nhà máy, công xưởng phải ngừng hoạt động trong thời gian dài.
Hàng nghìn công trình, trang bị, thiết bị công cộng, xe cộ,… bị người biểu tình
đập phá. Ước tính làn sóng biểu tình này đã làm thiệt hại hàng trăm tỷ euro cho
các nước EU. Về xã hội, chính trị, trong lòng xã hội các nước EU vốn đang
tồn tại những mâu thuẫn phức tạp đan xen (giữa người giàu với người nghèo, giữa
thành thị với nông thôn, giữa người bản địa với người nhập cư, giữa các sắc tộc,
tôn giáo và các nền văn hóa,…), phong trào “áo vàng” làm cho “vết nứt” của những
mâu thuẫn đó càng rộng hơn. Điển hình nhất là những phần tử dân tộc cực đoan,
các băng đảng “xã hội đen” lợi dụng tình trạng biểu tình để kích động bạo loạn,
xung đột với chính quyền, cướp phá tài sản, gây mất trật tự an ninh đất nước.
Khung cảnh hoang tàn ở nhiều thành phố diễn ra biểu tình khiến cho người ta
liên tưởng đó như “chiến trường của cuộc nội chiến”. Một thực tế nữa là, EU
đang ở vào thời điểm khủng hoảng chính trị, mà nhiều chính khách của liên minh
này coi là “nghiêm trọng”. Ở Đức, thất bại liên tiếp của Đảng Liên minh dân chủ
Thiên chúa giáo (CDU) trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 8-2017 và các cuộc bầu cử
địa phương tháng 10-2018, buộc Thủ tướng A. Méc-ken phải tuyên bố không tái
tranh cử vào năm 2021. Ở Anh, vị thế của Thủ tướng Tê-rê-xa Mây đang lung lay
khi quốc gia này có thể Brexit mà không có thỏa thuận với EU. Ở Pháp, Tổng thống
E. Ma-crông đang được kỳ vọng là “thủ lĩnh” trẻ đầy triển vọng có thể tạo “luồng
sinh khí mới” cho nước Pháp và EU. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình của phong trào
“áo vàng” làm dấy lên lo ngại là Ông E. Ma-crông chưa đủ “tầm” để chèo lái con
thuyền EU vượt qua “cơn sóng gió” hiện nay và nếu không có những thay đổi trong
chính sách cho “hợp lòng dân” thì sự nghiệp chính trị của Ông cũng khó tránh khỏi
“vết xe đổ” của những người tiền nhiệm. Các nhà lập pháp của EU tỏ ý lo ngại rằng,
làn sóng biểu tình “áo vàng” làm cho các nước EU đã khốn khó càng khốn khó hơn,
nhất là ở Đức, Anh, Pháp - những nước được coi là “đầu tầu” của EU. Đây sẽ là
“cơ hội vàng” để các đảng phái mang khuynh hướng chính trị khác nhau, nhất là
các đảng cánh hữu do những nhân vật “diều hâu” dân tộc cực đoan điều hành, tạo
“đột biến” trong cuộc chạy đua “giành quyền kiểm soát” Nghị viện châu Âu dịp bầu
cử tới đây vào tháng 5-2019. Về an ninh, nhiều chuyên gia cho rằng, phong
trào “áo vàng” có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng “ngoài sức tưởng tượng”. Ban đầu
chỉ là biểu tình phản đối vấn đề đơn lẻ ở một nước, sau nó nhanh chóng biến
thành cuộc “cách mạng” của nhiều giai tầng xã hội, đấu tranh vì cuộc sống ở
hàng loạt quốc gia. Chính phủ nhiều nước EU đã phải huy động hàng trăm nghìn cảnh
sát được trang bị tối tân cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép để “trấn áp” biểu
tình. Theo họ, trong bối cảnh EU đang chìm trong khủng hoảng về kinh tế, chính
trị, người nhập cư, khủng bố, Brexit,… thì phong trào “áo vàng” có thể là “cuộc
tổng duyệt” cho một cuộc cách mạng đường phố mang tên “Mùa xuân Liên minh châu
Âu” để quyết định tương lai của liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh
này.
Dư luận cho rằng, EU là một “trụ cột” kinh
tế quan trọng của thế giới; sự thịnh, suy của EU tác động trực tiếp đến tình
hình kinh tế toàn cầu. Làn sóng biểu tình của phong trào “áo vàng” như “hồi
chuông” cảnh báo, buộc chính phủ các nước EU phải điều chỉnh chính sách cho phù
hợp để không chỉ ổn định an ninh chính trị, mà còn thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế, xây dựng đất nước trong xu thế cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Biểu tình chỉ làm nghèo đất nước mà thôi
Trả lờiXóaquá chuẩn
Xóa