Cứ đến dịp kỷ niệm 30-4 hằng năm, lại xuất
hiện những cụm từ cũ rích, cố tình tô vẽ lại những quan điểm sai lầm. Gần đây,
trên một trang xưng là của cộng đồng người Việt ở nước ngoài vẫn nhắc lại những
từ ngữ như “tháng Tư là tháng "vo gạo bằng nước mắt”, “mùa quốc hận-tháng
tư đen”. Nhiều trang mạng viết coi cuộc kháng chiến thực chất chỉ là nội chiến,
là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên không có gì đáng tự
hào. Một số ít người tự cho mình là cấp tiến, tùy tiện phán xét quá khứ,
cho rằng kỷ niệm ngày chiến thắng không phải là một việc “tử tế”.
Cù Huy Hà Vũ, kẻ sinh ra trong một gia
đình cách mạng, từng bị tòa án tuyên án khi bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc, gây chia rẽ, thù hằn dân tộc. Gần đây, khi sang Mỹ, Vũ phát
ngôn cho rằng, hòa hợp dân tộc không dừng ở hòa hợp giữa hai bên “thắng cuộc”
và "thua cuộc" mà còn là hòa hợp giữa những nhà dân chủ với chính quyền
hiện nay. Chỉ khi nào “chế độ cộng sản sụp đổ, người Việt mới có hòa hợp, hòa
giải”. Nguyễn Lân Thắng, "kẻ đốt đền" trong một gia đình khoa học
thì lại muốn nổi tiếng bằng những lời xảo ngôn: "Mình mong ngày 30-4 sẽ
chuyển thành ngày tưởng niệm những mất mát của dân tộc, đừng nói chuyện ai thắng,
ai thua". Lý Thái Hùng, kẻ tự xưng là "tổng bí thư" của tổ
chức khủng bố Việt Tân gần đây đã hô hào biến ngày 30-4 từ "quốc hận"
trở thành “tinh thần quốc kháng” để chống lại chế độ cộng sản.
Tháng 9-2018, tại Washington (Mỹ),
cái gọi là “tập hợp vì dân chủ cho Việt Nam” đã tổ chức hội thảo có chủ đề
“Nhìn lại chiến tranh Việt Nam” và đưa ra một số luận điểm bịa đặt, biện hộ cho
cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ kêu gọi: “43 năm qua, Việt Nam vẫn chưa có tự
do, vẫn chưa có dân chủ. Thành ra sứ mệnh của người trẻ tại hải ngoại sẽ phải
tiếp tục đồng hành, tiếp tục tranh đấu cho tự do và dân chủ”.
Xung quanh bộ phim tài liệu 10 tập The
Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) được Mỹ công chiếu, một số người trong
nhóm "Văn đoàn độc lập" đã xét lại lịch sử: “Có nhất thiết phải qua
chiến tranh mới giành được độc lập không? Giá chúng ta tìm một con đường khác
ít xương máu hơn cho nền độc lập của đất nước thì quý biết nhường nào?”.
"Nếu không cần chống Mỹ, miền Nam có giàu như Hàn Quốc không?".
Để xem xét lịch sử thì cần phải có cái
nhìn toàn diện, khách quan, tôn trọng sự thật. Cho dù cuộc kháng chiến đã
lùi xa 44 năm hay lâu dài hơn nữa thì lịch sử dân tộc và thế giới đều ghi nhận
và chúng ta phải luôn khẳng định, tự hào về thắng lợi của một cuộc kháng chiến
chính nghĩa, trường kỳ, vĩ đại vì nền hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chiến thắng 30/4/1975 đã mang lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc; nhưng để bảo vệ được thành quả đó mỗi người dân phải ra sức đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Trả lờiXóa