Trong những mục tiêu chống phá Đảng,
Nhà nước ta của bọn phản động thì việc “hạ bệ”, “bôi đen” Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn được chúng coi là một mục tiêu quan trọng nhất. Vì chúng cho rằng, một khi
đập vỡ được “tượng đài” Hồ Chí Minh trong lòng mỗi người dân nước Việt thì
chúng sẽ đạt được bước tiến lớn trên con đường lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Thực hiện mục tiêu đó, các thế lực thù địch, phản động đã không từ bất kỳ mưu
hèn, kế bẩn nào để nhằm hạ uy tín, cống hiến to lớn của Người đối với cách mạng
Việt Nam. Tiếp tục những mưu kế lợi dụng những thiếu sót của ta trong cải cách
ruộng đất – một chiêu trò quen thuộc đã được các đối tượng giả danh “dân chủ,
yêu nước” thường xuyên “nhai đi, nhai lại” để hạ uy tín của Bác.
Gần đây, Trần Thị Hải Ý tiếp tục diễn
lại chiêu trò này trong bài viết: “Cách mạng và băng đảng lưu
manh”, đăng trên trang mạng danlambao. Trong
bài viết, Trần Thị Hải Ý đã xuyên tạc rằng: “… Gây tội ác tày đình xong,
Chủ tịch của nhà người ta chỉ cần độc diễn một đoạn kịch dụi dụi mắt như khóc,
nhận sai lầm, lí nhí xin lỗi dân. Chỉ vậy thôi mà hòa cả xứ!…”. Rõ
ràng, đây là luận điệu hết sức phản động, nó đã xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy
tín và cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn dành tình cảm đặc biệt cho giai cấp nông dân. Người khẳng định, để giải
phóng giai cấp nông dân, thì song song với cách mạng giải phóng dân tộc, phải
triệt để tiến hành cuộc “cách mạng thổ địa”, lật đổ chế độ phong kiến, xóa bỏ
giai cấp địa chủ, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Ngay sau khi Cách
mạng Tháng Tám thành công, Người đã cùng với Đảng, Chính phủ thực hiện khẩu
hiệu “người cày có ruộng”, đã ban hành và thực hiện nhiều đạo luật quan trọng
về tạm cấp đất của Việt gian cho nông dân nghèo. Đến năm 1953, trước yêu cầu
phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp, đảm bảo quyền lợi của giai cấp
nông dân, Đảng Lao động Việt Nam đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất,
nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến, xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thực
hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người
cày có ruộng”. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của
lịch sử lúc bấy giờ.
Trong quá trình thực hiện, Người luôn
nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải quán triệt và thể hiện tính cách mạng, tính
nhân văn, nhân đạo trong cải cách, không được sử dụng nhục hình đối với địa
chủ. Người rất đau lòng khi nhận thấy trình độ cán bộ lúc bấy giờ còn rất thấp,
không phân biệt được địch-ta, coi đội cải cách là vua “thậm chí, có một số cán
bộ hủ hóa, làm hại đến danh dự của Đảng, của Chính phủ, của tất cả cán bộ”.
Trước những sai lầm của một số cán bộ, đảng viên trong cải cách ruộng đất, gây
ra tình trạng đấu tố tràn lan và oan sai cho một số cán bộ, quần chúng nhân
dân, trên cương vị là Chủ tịch nước, ngày 18/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
gửi thư cho đồng bào và cán bộ vạch rõ những sai lầm, khuyết điểm, Người đã xin
lỗi đồng bào và cho biết Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm khắc
phục các sai lầm đó.
Tại Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (11/1956), Bác Hồ đã thay mặt Đảng, Chính phủ thẳng thắn
nhận khuyết điểm trước Quốc hội. Nước mắt Người đã rơi trước những khuyết điểm
do chủ quan, thiếu lắng nghe nhân dân, thiếu sâu sát thực tiễn cơ sở. Trước
quốc dân đồng bào, Người đã không ngần ngại công khai khuyết điểm của Đảng, của
người lãnh đạo cao nhất chính là Người… Ngay sau đó, Người đã cùng Đảng, Chính
phủ thực hiện nhiều chính sách kịp thời để khắc phục khuyết điểm, đến tháng
9/1957, chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại tài sản khoảng 70-80%
số người bị oan sai.
Như vậy, trong suốt quá trình hoạt
động, lãnh đạo phong trào cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan
tâm tới công cuộc giải phóng hoàn toàn giai cấp nông dân, đưa ruộng đất về tay
nông dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Trong quá trình
tiến hành cải cách ruộng đất, ngay sau khi phát hiện những sai lầm mà cán bộ,
đảng viên mắc phải, trên cương vị lãnh đạo, Người đã nghiêm khắc phê bình và tự
phê bình, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm trước nhân dân và nhanh chóng thực
hiện các biện pháp sửa chữa sai lầm, phát huy tính tích cực cao nhất của công
cuộc cải cách. Đạo đức và nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương
sáng ngời cho đạo đức, nhân cách của người cán bộ, đảng viên mẫu mực – suốt đời
tận tụy phục vụ, hy sinh, cống hiến cho dân, cho nước, chứ đâu như những luận
điệu bôi đen, xuyên tạc của Trần Thị Hải Ý và bọn phản động đã và đang cố diễn
lại chiêu trò cũ./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóabạn nói rất đúng
Xóa