Chủ nghĩa Mác - Lênin đã
vạch ra quan điểm khoa học, cách mạng về vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc
trong cách mạng XHCN. Vấn đề dân tộc không chỉ xuất hiện trong quan hệ giữa các
quốc gia dân tộc mà còn xuất hiện trong nội bộ mỗi tộc người, trong quan hệ giữa
các tộc người trong quốc gia. V.I.Lênin đã lấy thực tiễn nước Nga để phân tích
tình hình quan hệ giữa các dân tộc và cho rằng: Trong thời kỳ còn tồn tại chế độ
Nga Sa hoàng thì vấn đề dân tộc ở Nga là quan hệ giữa dân tộc Đại Nga với các
dân tộc thiểu số. Đối với các dân tộc thiểu số trước kia bị Nga hoàng thống trị,
Nhà nước Xô viết phải “ân cần, niềm nở, nhân nhượng”, ưu tiên, tạo điều kiện
giúp đỡ các dân tộc nhanh chóng phát triển, gắn bó với sự phát triển chung của
đất nước. Chủ nghĩa Mác - Lênin coi giải quyết vấn đề dân tộc, thực hiện đoàn kết
dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược của các mạng XHCN, gắn với sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, vấn đề giai cấp gắn bó chặt
chẽ với vấn đề dân tộc trong cách mạng XHCN. Các ông chỉ rõ: Hãy xoá bỏ tình trạng
người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị
xoá bỏ. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc gắn với vị trí, vai trò của giai cấp
công nhân và cách mạng vô sản do giai cấp công nhân tiến hành. Trong tiến trình
cách mạng, giai cấp công nhân phải xác lập được vai trò lãnh đạo, lôi cuốn, tập
hợp được quần chúng nhân dân các dân tộc ở trong nước và trên thế giới tích cực
tham gia cách mạng. Do đó, đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế
trở thành chiến lược của cách mạng XHCN, bảo đảm thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân. V.I.Lênin đã chỉ rõ nội dung cơ bản để giải quyết vấn
đề dân tộc trong cách mạng XHCN là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc
được quyền tự quyết; liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại. Đó là cương
lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và kinh nghiệm của nước
Nga dạy cho giai cấp công nhân. Có điều, quyền tự quyết dân tộc – liên hiệp hoặc
phân tách, là quyền của các quốc gia dân tộc, đảm bảo trên lập trường giai cấp
công nhân và lợi ích chính đáng của nhân dân lao động, không phải là quyền “tự
quyết” của các tộc người trong quốc gia.
Chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ rõ cơ sở, mục tiêu, lực lượng, nguyên tắc, con đường để đoàn kết dân tộc. Đó là, phải dựa trên sự thống nhất và bảo đảm hài hòa lợi ích cơ bản giữa các dân tộc, giai cấp, tầng lớp trong xã hội, vì: Muốn cho các dân tộc có thể thực sự đoàn kết lại thì họ phải có lợi ích chung; đồng thời, phải dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và tin cậy giữa các dân tộc. Lực lượng đoàn kết các dân tộc bao gồm mọi thành viên xã hội, không phân biệt dân tộc, trên nền tảng liên minh công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Việc xây dựng, thực hiện đoàn kết các dân tộc phải gắn liền với giải quyết các nội dung khác của vấn đề dân tộc, phù hợp với quá trình dân tộc ở mỗi nước, đi đôi với đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc và sự chống phá của kẻ thù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét