Để đạt được mục tiêu đề
ra và nội dung giáo dục trở thành hiện thực, cần phải có phương châm, phương
pháp giáo dục đúng đắn, nhằm làm cho học sinh học tập, rèn luyện một cách tự
giác và tích cực để tiếp thu được nội dung giáo dục, chuyển hoá nội dung giáo dục
thành phẩm chất tốt đẹp của nhân cách.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
coi giáo dục là một mặt trận quan trọng, giáo dục cho tất cả mọi người và làm
sao hướng tới cả dân tộc được học, mọi người được học Ý tưởng kiến tạo “nền
giáo dục cho tất cả mọi người” đã được Hồ Chí Minh đề ra và luôn theo đuổi trên
con đường cách mạng. Năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội
nghị Véc-xây, Người nêu rõ điểm thứ 6 ghi rõ phải có quyền “Tự do học tập” cho
tất cả các giai tầng ở Việt Nam. Học tập, giáo dục không phải là đặc quyền của
riêng một nhóm người nào, mà là quyền chung, quyền cơ bản của tất cả mọi người,
không phân biệt giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, giới tính trong xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, học và
hành là hai khâu của quá trình nhận thức gắn bó khăng khít với nhau, chỉ khi học
đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất thì người học mới rèn
luyện được cả tri thức và kỹ năng, mới gắn tri thức với thực tiễn xã hội. Người
chỉ rõ: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận
cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà
không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng
vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô
ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành...”.
Hồ Chí Minh luôn đánh giá
cao vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Người nhấn mạnh “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, của trường học và
xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải
làm gương cho các em trước mọi việc”. Vì vậy, giáo dục phải kết hợp cả ba khâu
giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Người nhận thấy, “trồng
người” là sự nghiệp vẻ vang nhưng rất công phu, bền bỉ, khó khăn và phải có sự
phối hợp của nhiều lực lượng mới đạt kết quả tốt
Quan điểm kết hợp giáo dục
nhà trường, gia đình, xã hội của Người đã trở thành phương châm giáo dục được
các cấp quản lý và các cơ sở giáo dục cố gắng thực hiện. Hồ Chí Minh luôn nhắc
nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn giáo dục là sự
nghiệp của toàn Đảng, các cấp, các ngành và toàn dân, kết quả giáo dục tuỳ thuộc
rất nhiều vào sự tham gia tích cực, sự giúp đỡ thiết thực và sự giác ngộ về
trách nhiệm đối với giáo dục của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp và
toàn xã hội. Để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần
phát huy dân chủ, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa thầy với thầy, giữa thầy
và trò, giữa học trò với nhau, giữa nhà trường với nhân dân. Để gắn kết các yếu
tố nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục cần chú trọng các
phong trào thi đua. Người dành sự quan tâm chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong
trào thi đua, như phong trào “Người tốt, việc tốt” trong toàn quốc, phong trào
“Dạy tốt - học tốt” trong nhà trường, đề xuất công tác Trần Quốc Toản, phong
trào “Kế hoạch nhỏ” cho các cháu thiếu niên và nhi đồng... nhằm tạo nên môi trường
xã hội rộng lớn và thuận lợi cho công tác giáo dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo dục mới hướng vào các giá trị dân tộc, nhân văn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với những tinh hoa văn hóa nhân loại. Nền giáo dục đó phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cách mạng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, do đó khi tình hình thực tiễn có sự thay đổi thì nền giáo dục cũng phải có sự điều chỉnh, đổi mới cho hợp với hoàn cảnh mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét