Những chỉ dẫn của Hồ
Chí Minh về tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên vẫn luôn mang
tính thời sự trong tình hình hiện nay. Vì thế cần được vận dụng một cách
phù hợp, hiệu quả; tránh hình thức, giáo điều, chạy theo thành tích; đặc
biệt, phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI
và khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Quy
định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục
thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa
XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của
cán bộ, đảng viên… Theo đó, cần thực hiện tốt những nội
dung sau:
Một là, kiên định lập trường
giai cấp, bản lĩnh chính trị và đề cao tinh thần, trách nhiệm đối với công việc.
Cán bộ, đảng viên phải
kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, trung thành với lý tưởng
cộng sản, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử
thách nào. Cùng với việc thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, người cán bộ,
đảng viên trong giai đoạn hiện nay cần ủng hộ nhân tố mới; tích cực đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, phê phán những biểu hiện tư tưởng
mơ hồ, nhận thức lệch lạc, sai trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước.
Ngày nay, cán bộ, đảng
viên có điều kiện tiếp nhận tri thức cao hơn, có tư duy khoa học và quyết
đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vì vậy, phải thường xuyên nêu
cao tính chủ động, sáng tạo, hết lòng, hết sức hoàn thành công việc, nhiệm vụ
được giao. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải biết
chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, làm việc có chương
trình, kế hoạch, khoa học, nền nếp, sao cho công việc có kết quả cao nhất; phải
có tính tự trọng cao, làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, công
tâm, khách quan, vì lợi ích chung của cơ quan, đơn vị, tập thể và nhân dân, vì
uy tín, danh dự của Đảng, Chính phủ, của cơ quan, đơn vị và bản thân; phải biết
tự giải quyết trong mọi công việc; khi mắc phải thiếu sót, khuyết điểm phải
tự giác nhận trách nhiệm cá nhân, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp sửa
chữa, khắc phục, không tranh công, đổ lỗi cho khách quan, cho người
khác; phải tự tin, tự giác, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ
được giao với ý thức trách nhiệm cao nhất.
Thứ hai, tích cực học tập
nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đất nước ta đang trong
quá trình đổi mới và hội nhập sâu rộng với thế giới, đây là một cuộc vận động
cách mạng toàn diện và sâu sắc, là chặng đường khó khăn, vừa làm vừa rút kinh
nghiệm, chưa có mô hình định sẵn. Trong khi đó, thế giới đang có những chuyển
biến mạnh mẽ với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư với những thành tựu mang tính đột phá chưa từng có trong lịch sử, tạo
ra những khả năng hoàn toàn mới, tác động sâu sắc đến mọi mặt, mọi lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Trước yêu cầu đó, nếu cán bộ, đảng viên không có trình độ
nhận thức, kiến thức nhất định về các mặt văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý
kinh tế, pháp luật… thì không thể có đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao, thậm chí còn phạm những sai lầm, khuyết điểm.
Ngày nay, người cán bộ, đảng
viên chỉ có thể khẳng định vai trò và uy tín của mình đối với quần chúng bằng
trí tuệ, sự hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ. Bởi vì, cán bộ, đảng viên
không chỉ là người hành động một cách chủ động, mà còn phải có năng lực làm việc,
năng lực tổ chức quản lý, năng lực giáo dục quần chúng, năng lực tổng kết thực
tiễn, năng lực giao tiếp, đối thoại, tranh luận một cách dân chủ và có văn hóa.
Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải không được xem nhẹ việc tích cực, tự
giác học tập nâng cao trình độ mọi mặt, coi học tập không chỉ là quyền lợi
của bản thân mà còn là trách nhiệm chính trị, nghĩa vụ đối với Tổ quốc.
Thứ ba, có tinh thần,
trách nhiệm và tâm huyết phục vụ nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nhắc nhở: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… phải xứng
đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”(12). Làm
theo chỉ dẫn của Người trong tình hình hiện nay, đòi hỏi người cán bộ,
đảng viên phải luôn thực hiện tốt việc tự phê bình trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ, có tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến đóng góp phê bình của đồng nghiệp
đối với công việc mình được giao; phải chủ động nêu cao ý thức, trách nhiệm trong
thực hiện nhiệm vụ, thường xuyên soát xét, kiểm tra tiến độ các công việc mình
đảm nhiệm, để có biện pháp triển khai tốt các nhiệm vụ, công việc, phần việc được
giao.
Đồng thời, phải khiêm tốn,
thực sự cầu thị, gần dân, học dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, chăm lo đời sống của nhân dân, tìm hiểu nguyện vọng và lắng nghe ý kiến của
nhân dân, giúp đỡ nhân dân khi gặp khó khăn; chống “bệnh” xa rời thực
tiễn, “bệnh” vô cảm - thiếu trách nhiệm trước những yêu cầu
chính đáng của nhân dân, “bệnh” quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, trù dập, vi
phạm quyền làm chủ của dân.
Thứ tư, đẩy mạnh tự phê
bình và phê bình; tăng cường công tác kiểm tra giám sát cán bộ, đảng viên về đạo
đức, lối sống.
Tự phê bình và phê bình
trong Đảng là nhằm hướng tới làm cho đội ngũ, cán bộ đảng viên nhận ra những
khuyết điểm, giúp nhau sửa chữa và khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, qua đó mà tiến bộ, đoàn kết thống nhất trong Đảng
được tăng cường. Vì thế, tự phê bình và phê bình là “thang thuốc tốt nhất”,
“hữu hiệu nhất” để sửa chữa khuyết điểm, rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng, chống lại chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn và đẩy lùi những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Tự phê bình và phê bình phải được
gắn chặt giữa “chống và xây”, “xây và chống”...
Trong tình hình mới, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải chủ động phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi mọi dấu hiệu, biểu hiện sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước những người thoái hoá, biến chất. Phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; quyết liệt chống “bệnh” nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo.../.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét