Thứ Năm, 7 tháng 12, 2023

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ CÔNG TÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM CÓ MỐI QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO?

Chính sách dân tộc ở Việt Namtoàn bộ những chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước tác động vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của các dân tộc thiểu số, các vùng dân tộc và có thể đối với từng dân tộc riêng biệt, nhằm thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đẳng giữa các dân tộc, hướng tới sự bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển; đồng thời qua đó phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Công tác dân tộc ở Việt Nam, theo nghĩa rộng là tổng thể hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của các chủ thể, nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số  bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.          Theo nghĩa hẹp, công tác dân tộc là công việc của nhà nước nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.  

Chính sách dân tộc quan hệ chặt chẽ với công tác dân tộc. Chính sách dân tộc trực tiếp chỉ đạo công tác dân tộc. Công tác dân tộc là công việc của nhà nước để pháp luật hóa, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện để hiện thực hóa chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước phù hợp với một giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định. Chủ thể thực hiện chính sách dân tộc là toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, tuân theo chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, chịu sự quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Chủ thể quản lý công tác dân tộc là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Do có mối quan hệ chặt chẽ, nên trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước các thuật ngữ chính sách dân tộc, công tác dân tộc thường được đề cập, giải quyết trong tính chỉnh thể. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét