Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2023

VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THỰC CHẤT CỦA VẤN ĐỀ DÂN TỘC LÀ GÌ?

 Vấn đề dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, vấn đề dân tộc là toàn bộ đời sống xã hội liên quan đến lĩnh vực dân tộc, phản ánh các mối quan hệ giữa các tộc người trong nội bộ quốc gia dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế.  

Theo nghĩa hẹp, vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các tộc người trong nội bộ quốc gia dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế, diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi tộc người và mối quan hệ tộc người, quan hệ quốc gia dân tộc, đòi hỏi các nhà nước phải quan tâm giải quyết. Đây là nghĩa chính được sử dụng nhiều trong nghiên cứu dân tộc, thực hiện chính sách  dân tộc.

 Thực chất của vấn đề dân tộc là những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các tộc người, các quốc gia dân tộc với nhau, nhất là về các quyền cơ bản của các dân tộc: Quyền được tồn tại với tính cách là một tộc người, dân tộc; quyền độc lập của tộc người, dân tộc; quyền dân tộc tự quyết, quyền dân tộc bình đẳng; quyền độc lập về kinh tế và những điều kiện để phát triển kinh tế lâu dài, bền vững; quyền giữ gìn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa tộc người, dân tộc. 

Vấn đề dân tộc luôn gắn chặt với vấn đề giai cấp. Lợi ích của mỗi dân tộc phụ thuộc vào chế độ xã hội và địa vị của dân tộc đó trong quan hệ với dân tộc khác thuộc phạm vi quốc gia và ngoài quốc gia. Lợi ích của mỗi giai cấp phụ thuộc vào quan hệ sở hữu cũng như địa vị của giai cấp đó trong hệ thống sản xuất của một xã hội. Trong mỗi dân tộc có những giai cấp khác nhau và trong một giai cấp có người của các dân tộc khác nhau. Do đó, việc giải quyết vấn đề dân tộc gắn bó chặt chẽ và trên cơ sở giải quyết vấn đề giai cấp, phụ thuộc có tính quyết định. Trong chủ nghĩa xã hội, giải quyết vấn đề dân tộc phụ thuộc và phục vụ cho vấn đề giai cấp của giai cấp công nhân, phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và của dân tộc; vừa là mục đích tr­ước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài; vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

Vấn đề dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, vấn đề dân tộc là toàn bộ đời sống xã hội liên quan đến lĩnh vực dân tộc, phản ánh các mối quan hệ giữa các tộc người trong nội bộ quốc gia dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế.  

Theo nghĩa hẹp, vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các tộc người trong nội bộ quốc gia dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế, diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi tộc người và mối quan hệ tộc người, quan hệ quốc gia dân tộc, đòi hỏi các nhà nước phải quan tâm giải quyết. Đây là nghĩa chính được sử dụng nhiều trong nghiên cứu dân tộc, thực hiện chính sách  dân tộc.

 Thực chất của vấn đề dân tộc là những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các tộc người, các quốc gia dân tộc với nhau, nhất là về các quyền cơ bản của các dân tộc: Quyền được tồn tại với tính cách là một tộc người, dân tộc; quyền độc lập của tộc người, dân tộc; quyền dân tộc tự quyết, quyền dân tộc bình đẳng; quyền độc lập về kinh tế và những điều kiện để phát triển kinh tế lâu dài, bền vững; quyền giữ gìn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa tộc người, dân tộc. 

Vấn đề dân tộc luôn gắn chặt với vấn đề giai cấp. Lợi ích của mỗi dân tộc phụ thuộc vào chế độ xã hội và địa vị của dân tộc đó trong quan hệ với dân tộc khác thuộc phạm vi quốc gia và ngoài quốc gia. Lợi ích của mỗi giai cấp phụ thuộc vào quan hệ sở hữu cũng như địa vị của giai cấp đó trong hệ thống sản xuất của một xã hội. Trong mỗi dân tộc có những giai cấp khác nhau và trong một giai cấp có người của các dân tộc khác nhau. Do đó, việc giải quyết vấn đề dân tộc gắn bó chặt chẽ và trên cơ sở giải quyết vấn đề giai cấp, phụ thuộc có tính quyết định. Trong chủ nghĩa xã hội, giải quyết vấn đề dân tộc phụ thuộc và phục vụ cho vấn đề giai cấp của giai cấp công nhân, phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và của dân tộc; vừa là mục đích tr­ước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài; vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét