Thứ Ba, 12 tháng 12, 2023

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT DỘNG BÁO CHÍ, VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT

Theo C.Mác: “Dân tộc nào đánh mất bản sắc thì dân tộc đó sẽ bị đổng hóa. Trong thời đại “thế giới phẳng như hiện nay, các quc gia - dân tộc có thể vẫn giữ được chủ quyền biên giới lãnh thổ, nhưng nếu không có chính sách phát triển đúng đắn thì sẽ thất bại trước các cuộc “xâm lăng văn hóa, mà mt bản sắc văn hóa là mất tất cả.

Ở Việt Nam, chỉ trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng ta đã ban hành 29 nghị quyết, kết luận, chỉ thị về văn hóa, báo chí - xuất bản, văn học - nghệ thuật. Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò to lớn của báo chí, văn học - nghệ thuật, đó là những thành t nòng cốt của nền văn hóa, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, nguồn nội sinh quan trọng để phát triển đất nước. Đời sống văn hóa - văn nghệ của nhân dân ngày càng sôi động. Trên tinh thần vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, các sản phẩm văn hóa - văn nghệ của Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Rất nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh là di sản thế giới.

Trước thực tế đó, vẫn có những quan điểm lạc lõng cho rằng: Dưới chế độ đảng trị thì dẫu có cả nghìn tờ báo, kênh phát thanh - truyền hình, báo chí Việt Nam vẫn ch là báo chí một chiều, thông tin theo định hướng(!); rồi văn học - nghệ thuật do Đảng lãnh đạo là thứ văn học - nghệ thuật minh họa nghị quyết”... .

Cứ theo quan điểm của những người phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng thì để có nền báo chí, văn học - nghệ thuật “thực sự, các nhà báo, nhà văn có quyền thông tin vô hạn độ, thông tin trong thế giới phẳng không có biên giới, không có vùng cấm”, hay các văn nghệ sĩ được quyền tự do tư tưởng tuyệt đối trong sáng tạo và công b tác phẩm.

Vậy hiện nay, trên thế giới đã có quốc gia nào có nền báo chí, văn học - nghệ thuật đạt đến trình độ “tự do tuyệt đối như vậy chưa?

Ở Vương quốc Anh, mọi người có thể công khai diễn thuyết trong trường hợp nhất định và có không gian xác định nhằm tuyên truyền cho chủ trương của mình, thậm chí có thể thóa mạ cả thủ tướng, quan đại thần, nhưng nếu có người hô “đả đảo Chính phủ nước Anh, “đả đảo Nữ hoàng”, hoặc tuyên truyền bạo lực cách mạng, thì sẽ bị coi là tội phạm và bị bắt. Ở Pháp, tự do báo chí được đ cập rất sớm, ngay trong tiến trình cách mạng 1789, Đạo luật đầu tiên của Quốc hội Pháp thời bấy giờ là bản Tuyên bố dân quyền và nhân quyền, trong đó Điều 11 của Tuyên b này đã xác lập quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, năm 1881, nền Cộng hòa lần thứ ba của nước Pháp đã ban hành một đạo luật về tự do báo chí và đến nay vẫn cơ bản còn giá trị. Cùng với việc công nhận quyền tự do báo chí, Đạo luật 1881 đã xác lập giới hạn trong tự do báo chí, bằng việc đưa ra các định nghĩa v tội phạm báo chí... Ở Mỹ - nơi được các “nhà dân chủ xem như một hình mẫu của “thế giới tự do khi họ viện dẫn Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ quy định Quốc hội không có quyền ban hành văn bản hạn chế tự do báo chí. Tuy nhiên, họ quên rằng, rất nhiều đạo luật, bộ luật đã cụ thể hóa vấn đề này. Đạo luật Trấn áp phản loạn của nước Mỹ quy định: “Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến... mọi văn bản sai sự thật, có tính cht xúc phạm hay ác ý chng chính quyền đều là tội. Hay Điều 238 Bộ luật Hình sự của Mỹ nghiêm cấm mọi hành vi “In ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực...

Như vậy, không chỉ có Việt Nam mà ở các nước trên thế giới, cùng với việc công nhận quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật trên cơ sở Công ước quôc tế và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử truyền thống cũng như sự ổn định, phát triển ở mỗi quôc gia, đều ban hành những quy định pháp lý cụ thể, đưa ra những giới hạn nhất định để bảo đảm việc thực thi quyền con người. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét