Thời
gian qua, các thế lực thù địch có nhiều luận điệu xuyên tạc, bóp méo thành tựu
thực hiện quyền con người của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, có luận điệu cho rằng,
hệ thống pháp luật về quyền con người không có, chỉ làm hình thức. Đây là luận
điệu sai trái, xuyên tạc, phản ánh không đúng thực tế.
Ngay
từ rất sớm, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật về
quyền con người. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930, Đảng ta xác định,
mục tiêu của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Theo đó, nhiệm vụ của Đảng là tập hợp lực
lượng toàn dân, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp tục tập trung quan tâm
sâu sắc đến vấn đề bảo đảm quyền con người.
Quyền
con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Trong
thời gian này, nhà nước Việt Nam cũng bước đầu tham gia vào hệ thống pháp luật
quốc tế về quyền con người. Năm 1957, Việt Nam tham gia 4 Công ước Giơ-ne-vơ của
Luật Nhân đạo quốc tế. Sau khi là thành viên của Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam
đã tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người của
LHQ.
Trong
công cuộc đổi mới, tính đến năm 2022, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công
ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản.Cùng với việc tích
cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực
xây dựng hệ thống pháp luật, trong đó tích cực nội luật hóa các nguyên tắc,
tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc
gia với pháp luật quốc tế.
Đặc
biệt, Hiến pháp năm 2013 được xem là đỉnh cao trong hoạt động lập hiến về bảo vệ
quyền con người ở Việt Nam, khẳng định sự nhất quán về nội dung quyền con người,
quyền công dân trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; đồng thời, bổ
sung nhận thức mới, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn trong việc thể chế hóa
quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt
Nam đã tham gia.
Hiến
pháp năm 2013 quy định bản chất quyền lực của Nhà nước Việt Nam là: Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân… Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân… (Điều 1, Điều 2, Điều 3, Hiến pháp năm 2013).
Hiến pháp năm 2013 có 120 điều, thì đã dành trọn 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra, các nội dung liên quan đến quyền con người còn được đưa vào nhiều chương khác của Hiến pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý cao nhất để mọi công dân đều được thụ hưởng, thực hiện và bảo vệ quyền con người của mình. Đồng thời, đặt ra nghĩa vụ, trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước... phải nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người đã được Hiến pháp quy định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét