Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THEO NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN NÀO?

Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc có vị trí hàng đầu trong các nguyên tắc của chính sách dân tộc, bởi bình đẳng là cơ sở cho đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa; thể hiện trong quyền phát triển, được đảm bảo và tạo mọi điều kiện để các dân tộc thực hiện và có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác.

Đoàn kết giữa các dân tộc tắc cơ bản, nhất quán, trọng yếu của chính sách dân tộc; là chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết giữa các dân tộc là đoàn kết trong nội bộ của từng dân tộc; giữa các dân tộc thiểu số với nhau và với dân tộc đa số; giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc trên thế giới; và đấu tranh chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti mặc cảm dân tộc, cục bộ, bản vị, vị kỷ dân tộc, cực đoan dân tộc.

Tôn trọng, thương yêu nhau giữa các dân tộc là các nguyên tắc quan trọng. Đây là cơ sở để thực hiện bình đẳng dân tộc, chống sự kỳ thị, định kiến dân tộc, cực đoan dân tộc... bảo đảm cho đoàn kết dân tộc thêm chặt chẽ, bền vững.

Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc là một yêu cầu có tính nguyên tắc, xuất phát từ thực tiễn khoảng cách phát triển giữa các tộc người ngày càng bị đẩy ra xa thêm, bao gồm cả giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, giữa các dân tộc thiểu số với nhau, giữa dân tộc trong nước với người Việt Nam ở nước ngoài.

Giúp  nhau cùng phát triển là nguyên tắc phản ánh mối quan hệ tương hỗ giữa các dân tộc để tạo nên đoàn kết và hợp thành sức mạnh tổng hợp, bao gồm cả dân tộc đa số giúp đỡ dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số giúp đỡ dân tộc đa số, các dân tộc thiểu số giúp đỡ nhau... trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sự phát triển của các tộc người đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng quốc gia - dân tộc, các tộc người có quyển và nghĩa vụ tham gia vào sự phát triển quốc gia-dân tộc; sự phát triển của cộng đồng quổc gia- dân tộc là môi trường, điều kiện, động lực, nguồn lực cho sự phát triển của mọi tộc người; lợi ích của tộc người phải thống nhất và là một bộ phận của lợi ích quốc gia-dân tộc; không thể có sự phát triển của từng tộc người nếu độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quốc gia - dân tộc bị đe dọa, uy hiếp, xâm hại.

 Cùng phát triển, cùng tiến bộ là một nguyên tắc quan trọng. Trong chủ nghĩa xã hội, các dân tộc có quyền cùng phát triển, cùng tiến bộ, không dân tộc nào bị bỏ lại phía sau, dù có dân tộc phát triển nhanh, có dân tộc phát triển chậm hơn, có dân tộc tiến bộ nhiều hơn, có dân tộc tiến bộ ít hơn; song không chấp nhận tình trạng dân tộc này phát triển lại loại trừ khả năng phát triển của dân tộc khác.

Các dân tộc cùng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, ván minh” là vấn đề có tính nguyên tắc nhằm xác định các dân tộc không chỉ bình đẳng về quyền mà còn bình đẳng về nghĩa vụ đối với sự nghiệp cách mạng chung, với quốc gia-dân tộc.

Các nguyên tắc cơ bản trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, được xác định và triển khai đồng bộ trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét