Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của
Đảng, Nhà nước trong việc giải
quyết và quản lý các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế.
Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của con người dưới góc độ xã hội, từ
điều kiện lao động dến đời sống sinh hoạt, giáo
dục...
Chính sách xã hội luôn thống nhất biện chứng với chính
sách kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là tiền đề để phát triển chính sách
xã hội và ngược lại. Trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, chính sách xã hội hướng tới sự công bằng xã hội, phải
đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước
pháp luật.
Chính sách dân tộc và chính sách xã hội ở nước ta
có quan hệ mật thiết với nhau, song có có sự khác nhau nhất định về nội dung, đối
tượng thụ hưởng và phạm vi áp dụng. Nội dung chính sách dân tộc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội, đối tượng thụ hưởng chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, phạm vi áp dụng
là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Nội dung của chính sách xã hội tập trung chủ yếu giải
quyết các vấn đề xã hội.
Đối tượng thụ hưởng và phạm vi áp dụng của chính sách xã hội rộng hơn, bao gồm mọi đối tượng, cả dân tộc đa số và thiểu số, cả khu vực miền núi, thành thị và nông thôn. Trong khi chính sách dân tộc chủ yếu dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số, với phạm vi là vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong phạm vi từng chính sách cụ thể, sự phân biệt chính sách dân tộc và chính sách xã hội mang tính tương đối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét