Khu vực lịch sử - dân tộc học là một khu vực địa lý, nơi cư trú cụ thể của nhiều
tộc người do kết quả quan hệ qua lại lâu đời, nên có nhiều đặc điểm
tương đồng về lịch sử, đặc trưng văn hóa, thiết chế xã hội. Ở đó, các tộc người sống
trong một quốc gia hay ở các quốc gia khác nhau nhưng có quan hệ giao lưu, tiếp
xúc lâu dài đã hình thành một số đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán, đặc
điểm quá trình tộc người tương đồng nhau, mặc dù họ có nguồn gốc và ngôn ngữ
khác nhau.
Dân
tộc học nghiên cứu các tộc người luôn đặt trong bối cảnh lịch sử, mối quan hệ
qua lại nhiều chiều giữa các tộc người về văn hóa - lịch sử, xã hội trong một khu vực địa lý. Từ đó, hình thành
nên nguyên tắc địa lý - lịch sử tộc người trong nghiên cứu để đánh giá tổng
quát các dân tộc trong một vùng, khu vực nhất định ở cấp độ quốc gia, khu vực
và thế giới gọi là khu vực lịch sử - dân
tộc học.
Sự
tương đồng văn hóa của nhóm
các dân tộc trong khu vực thường biểu hiện rõ ở văn hóa vật chất, sinh hoạt
tinh thần, tín ngưỡng, văn hóa dân gian... Khu vực lịch sử - dân tộc học cũng
là phạm trù lịch sử, được hình thành ngay từ thời kỳ phân chia thị tộc, bộ lạc
của xã hội nguyên thủy và có nhiều biến động ở các thời kỳ lịch sử về sau. Có
khu vực cũ mất đi, khu vực mới xuất hiện cùng với sự biến động của quá trình
tộc người trong hàng thiên niên kỷ dước các hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau.
Đông
Nam Á là một khu vực lịch sử - dân tộc học đa dạng, phong phú về tộc người, nhân
chủng, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng. Do có mối quan hệ lâu đời về
nhiều mặt nên các tộc người bản địa ở đây có sự giống nhau về nhiều yếu tố văn
hóa, tập quán như: canh tác lúa nước, nhà sàn, tục nhuộm răng ăn
trầu, mặc áo chui đầu, nấu cơm ống tre…
Trong
phạm vi một khu vực lịch sử - dân tộc học rộng lớn, lại phân chia ra khu vực
lịch sử - dân tộc học nhỏ hơn dựa vào những đặc trưng văn hóa thứ yếu. Ví dụ, ở
Việt Nam có các khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét