Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga
năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây
là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước
và quốc tế.
Với nước Nga
Cách mạng tháng Mười
mở ra một kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận
hàng triệu con người ở Nga.
Lần đầu tiên trong
lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải
phóng. Thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của
mình.
Lịch sử nước Nga bước
sang một trang mới – một chế độ xã hội mới được thiết lập – chế độ xã hội chủ
nghĩa với mục tiêu cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lột người; xây dựng một xã
hội tự do, hạnh phúc, bình đẳng và công bằng cho mọi người lao động.
Với Thế giới
Cách mạng tháng Mười
có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện Thế giới. Thắng lợi của
Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu
tiên trên Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn
chỉnh bao trùm Thế giới. Thế giới đã phân chia thành 2 hệ thống xã hội đối lập:
Hệ thống xã hội Tư bản chủ nghĩa; Hệ thống xã hội Xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng tháng Mười
để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Cách mạng Thế giới về sự lãnh đạo
duy nhất của Đảng Cộng sản, về khối liên minh công nông và nghệ thuật chớp thời
cơ để giành thắng lợi.
Cách mạng tháng Mười
đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào Cách mạng của giai cấp công nhân Quốc tế, chỉ ra
cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thắng lợi, một cao trào Cách mạng vô sản đã
bùng nổ ở Châu Âu (1918 – 1923) làm chấn động dữ dội nền thống trị của giai cấp
tư sản nhiều nước. Quốc tế Cộng sản được thành lập năm 1919 và hoạt động đến
năm 1943 có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thắng lợi của phong
trào nông dân nhiều nước.
Cách mạng tháng Mười
mở ra một thời kì mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân
dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh. Một
xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước, xu hướng
đi theo con đường Cách mạng vô sản dưới ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác –
Lê-nin với những nhận thức mới.
Phong trào giải
phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào Cách mạng vô sản Thế giới.
Tính tất yếu của sự
kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và phong trào giải
phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung và chủ nghĩa đế quốc. Nhờ
đó, phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước phát triển mạnh mẽ, Đảng Cộng sản ở
nhiều nước ra đời và giành được những thắng lợi quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Như ánh mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu rọi
khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên
Trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa có cuộc Cách mạng nào có ý nghĩa to lớn
và sâu xa như thế”.
Ảnh hưởng của Cách
mạng tháng Mười đối với Việt Nam
Năm 1920, sau khi đọc
bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đó
là con đường đi theo Cách mạng tháng Mười Nga, con đường Cách mạng vô sản.
Tổ chức tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam là “Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên” thành lập năm
1925 được sự huấn luyện và giảng dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao ý
thức chính trị cho thanh niên Việt Nam. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã vạch
trần tội ác của thực dân Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin và kinh nghiệm
xây dựng Đảng vô sản kiểu mới ở Nga. Qua đó, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về mặt
tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.
Ảnh hưởng của Cách
mạng tháng Mười đến Việt Nam thông qua con đường sách báo, lí luận và qua các
thanh niên tiến bộ giữa lớp huấn luyện tại Quảng Châu của Nguyễn Ái Quốc.
Từ kinh nghiệm thắng
lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười, đó là sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản
Liên Xô; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào tháng 2/1930 đã lãnh đạo Cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng Tám năm 1945;
kháng chiến chống Pháp năm 1945 đến năm 1954; kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm
1954 đến năm 1975; công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay
Trong Cách mạng, Đảng
ta cũng học tập kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Mười: Đoàn kết công – nông –
binh thành một khối thống nhất để tạo nên sức mạnh vĩ đại; xây dựng và củng cố
chuyên chính vô sản; xây dựng lực lượng Cách mạng vững chắc kết hợp chủ nghĩa
yêu nước và chủ nghĩa Quốc tế vô sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét