Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Sự phân loại ngữ hệ trên thế giới và ở Đông Nam Á hiện nay

Sự phân loại ngữ hệ trên thế giới. Năm 1985, dựa vào hai cách phân loại ngôn ngữ theo phổ hệ (theo dòng họ) và loại hình (hình thái học), các nhà ngôn ngữ học đã phân chia ngôn ngữ của các tộc người trên thế giới ra làm 20 ngữ hệ. Song có những ngôn ngữ đã xếp được vào ngữ hệ, có ngôn ngữ chưa được xếp vào ngữ hệ nào mà phải tạm gộp vào nhau, hoặc để thành một nhóm độc lập như tiếng Nhật, tiếng Hàn...
Theo bảng phân loại ngữ hệ năm 1985, trên thế giới có các ngữ hệ: Ấn - Âu; Xêmít - Khamít; Hán - Tạng; Nam Đảo; Nam Á; Antai; Uran; Cápcadơ; Trucốtxcơ; Nigherơ; Nin Xahara; Côisan; Thái; Andamăng; Papua; Ôxtrâylia; Eskimô; Anh điêng; Đraviđa và nhóm các ngôn ngữ Anh điêng khác.
Do số lượng phong phú của các ngôn ngữ trong mỗi ngữ hệ, người ta còn chia ngữ hệ ra thành các nhóm ngôn ngữ (các ngữ chi). Mỗi nhóm ngôn ngữ gồm các ngôn ngữ có những đặc điểm gần gũi hơn so với các ngôn ngữ khác.
Sự phân loại ngữ hệ ở Đông Nam Á. Hiện ở Đông Nam Á có 4 ngữ hệ:
Ngữ hệ Nam Á gồm 3 nhóm ngôn ngữ: Nhóm Môn - Khơme: gồm các ngôn ngữ của người Môn sinh sống ở Mianma, Tây Nam Thái Lan, người Khơme (Campuchia) và các tộc người sống rải rác từ Tây Bắc đến Trường Sơn và Tây Nguyên (Việt Nam). Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: phân bổ chủ yếu ở Việt Nam. Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao: phân bố ở Thái Lan, Lào, Myanma và Việt Nam.
Ngữ hệ Thái có các ngôn ngữ: Thái (Thái Lan), Lào - Thay, Tày - Thái... ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanma.
Ngữ hệ Nam đảo tập trung đông nhất ở các nước Philippin, Inđônêxia, Malaixia, một số tộc người thiểu số ở Campuchia, Việt Nam và Singapo.

Ngữ hệ Hán - Tạng có hai nhóm: Nhóm ngôn ngữ Hán, phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á, đông nhất là Singapo và Malaixia; các nước Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia, Philippin cũng có các nhóm nói tiếng Hán. Nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma, phân bố rải rác ở Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét