Các dân tộc có tỷ lệ
số dân và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Các dân tộc có quá trình lịch sử phát triển khác nhau, trong điều kiện tự
nhiên, xã hội có nét khác nhau, dẫn đến số dân và trình độ phát triển kinh tế -
xã hội của các dân tộc rất không đều nhau. Theo Tổng điều tra năm 2009, dân tộc
Kinh chiếm 86,2% dân số, 53 dân tộc thiểu số chiếm 13,8%, trong đó có 12 dân tộc
có số dân từ 10 vạn người trở lên; 21 dân tộc có số dân từ 1 vạn đến 10 vạn người;
15 dân tộc có số dân từ 1.000 người trở nên; 5 dân tộc có số dân dưới 1.000 người.
Các tộc người nước ta có trình độ phát triển
kinh tế - xã hội không đồng đều. Có những tộc người dân số ít đời sống kinh tế
- xã hội còn kém phát triển, dấu ấn nguyên thủy còn khá đậm nét, tỷ lệ đói
nghèo cao, dân trí thấp. Ngược lại, các tộc người ở vùng đồng bằng châu thổ có
trình độ kinh tế - xã hội vượt trội so với nhóm cư dân vùng cao biên giới. Qua
mấy chục năm đổi mới, mặc dù đã thu được những thành tựu quan trọng, nhưng
trình độ phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng tộc người thiểu số so với
tộc người đa số vẫn còn chênh lệch lớn.
Các dân tộc ở Việt Nam cư
trú đan xen ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Dân
tộc Kinh cư trú chủ yếu ở đồng bằng, thành phố, các dân tộc thiểu số cư trú chủ
yếu là vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên chiếm 3/4 diện tích đất
liền quốc gia. Đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng quan trọng.
Hiện nay xu hướng đan xen ngày càng tăng lên.
Các dân tộc ở Việt Nam cùng chung sống gắn bó, đoàn kết tương trợ. Đây là truyền thống quý báu xuất phát từ yêu cầu khác quan trong lao động sản
xuất, chinh phục tự nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm, phát triển quốc gia dân
tộc. Thực tế, sự hình thành đồng bằng Bắc Bộ cùng với hàng ngàn kilômét đê
sông, đê biển là chứng tích của một dân tộc đa tộc người hợp sức dựng nên. Trước
vận mệnh chung, lợi ích chung, để tồn tại, không bị đồng hóa, các dân tộc ở Việt
Nam buộc phải sớm đoàn kết để chống ngoại xâm, bảo vệ sự sống còn của từng tộc
người và cả cộng đồng dân tộc.
Mỗi
tộc người đều có ngôn ngữ và sắc thái văn hoá riêng, góp phần tạo nên nền văn
hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Hầu hết các tộc người đều
có ngôn ngữ riêng song các ngôn ngữ đều thuộc trong 4 ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á.
Do điều kiện sống xen kẽ và nhu cầu giao tiếp nên ở nhiều tộc người thường sử dụng
song ngữ hay đa ngữ. Tiếng Việt là quốc
ngữ, được dùng làm phương tiện giao tiếp của tất cả các tộc người. Tiếng mẹ đẻ
của tộc người vẫn được tôn trọng, gìn giữ và phát huy. Trên các lĩnh vực: văn hoá sản xuất, kiến trúc, xây dựng, văn hoá ăn,
mặc, phong tục tập quán, lối sống của mỗi tộc người đều có những nét riêng, độc đáo. Kho tàng văn hoá
dân gian của các dân tộc vô cùng phong phú và có giá trị lớn, bao gồm các làn
điệu dân ca, các điệu múa, các bản trường ca, v.v....
Các
dân tộc ở Việt Nam có chung những giá trị văn hóa cao đẹp: cần
cù chịu khó, thông minh trong sản xuất; gắn bó hoàn đồng với thiên nhiên; không
khoan nhượng với kẻ thù; nhân hậu vị tha, khiêm nhường với con người, tuy nhiên
các dân tộc vẫn còn các phong tục tập quán lạc hậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét