Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Nguồn gốc và đặc điểm nhân chủng của các tộc người ở Việt Nam

Hiện nay, 54 tộc người ở Việt Nam đều thuộc 2 loại hình nhân chủng là Anhđônêdiêng và Nam Á của tiểu chủng Nam Môngôlôit, chủng tộc Môngôlôit. Trong đó, loại hình nhân chủng Nam Á chiếm số lượng chủ yếu. Các tộc người lớn như Việt, Mường, Tày, Thái, Hmông, Dao, Khơme, Chăm... đều thuộc loại hình nhân chủng Nam Á. Các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường là loại hình Nam Á điển hình. Các tộc người thuộc loại hình Anhđônêdiêng như: các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, người Bru-Vân Kiều, Tà-ôi ở Trung Trung Bộ. Các cư dân nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ở Tây Bắc là các tộc người trung gian giữa loại Nam Á và Anhđônêdiêng, nhưng họ giống loại hình nhân chủng Nam Á hơn; họ tập trung chủ yếu ở phía Bắc, càng về phía Nam thì yếu tố nhân chủng Nam Á nhạt dần.
Các tộc người ở Việt Nam có chung các đặc điểm nhân chủng như: tóc đen thẳng, lông trên người ít phát triển, gò má nhô trung bình, cánh mũi bè và dẹt thiên về trung bình, kích thước đầu và mặt thuộc loại trung bình, tầm vóc trung bình thiên về thấp. Giữa hai loại hình nhân chủng ở Việt Nam cũng có sự khác biệt nhất định như sau:
Đặc điểm
Loại hình Nam Á
Loại hình Anhđônêdiêng
Tầm vóc
Cao hơn
Thấp hơn
Màu da
Sáng hơn
Thẫm hơn
Dạng đầu
Đầu ngắn
Đầu dài thiên về trung bình
Hình dạng mũi
Hẹp hơn
Rộng và bẹt hơn
Tóc
Đen, thẳng, tóc sóng rất ít
Tỷ lệ uốn sóng nhiều hơn
Khuôn mặt
Trung bình
Mặt ngắn, bè

Như vậy, ở loại hình nhân chủng Nam Á ,yếu tố Môngôlôit trội hơn, trong khi đó các tộc người thuộc loại hình Anhđônêdiêng còn mang một số đặc điểm hình thái của chủng tộc Ôxtralôit. Nhưng cần phải tính đến điều kiện môi trường cư trú vì nó tác động không nhỏ đến đặc điểm hình thái cơ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét