Thời gian
qua, trước những hạn chế, khó khăn của
đất nước, dựa vào những
sự kiện thực tế, như: lạm phát, giảm phát, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng, thất
nghiệp, tham nhũng và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, một số quan
điểm cho rằng, “Đảng không lãnh đạo kinh tế”. Đây là một quan điểm sai
trái, xuyên tạc thực tế lịch sử. Cả lý luận khoa học và thực tiễn
lịch sử đã khẳng định “Đảng lãnh
đạo kinh tế” là một tất yếu khách
quan
Quan điểm “Đảng không lãnh
đạo kinh tế” đã lẫn lộn hiện tượng với bản chất, tạo ra ranh giới giả tạo
giữa kinh tế và chính trị, gieo rắc sự mù mờ trong nhận thức về chính trị, coi
Đảng chỉ nên tự khuôn mình trong phạm vi “chính trị”, Đảng không nên can dự vào
kinh tế, để kinh tế theo quy luật, mệnh lệnh của thị trường, để cho các nhà
quản lý, quản trị nhà nước và doanh nghiệp đảm trách. Từ đó bộc lộ những mưu toan thâm độc, tinh vi hòng
làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra những thẩm thấu tiêu cực và sai lầm
trong đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam
là đảng duy nhất cầm quyền, thì mọi vấn đề về cuộc sống của nhân dân, về sự ổn
định và phát triển đất nước, cả đối nội và đối ngoại đều thuộc về nội
dung, thẩm quyền và trách nhiệm lãnh đạo của Đảng.
Đây là những lĩnh vực của tồn tại và phát triển con người và xã hội, đất nước
và dân tộc, trong hiện tại và tương lai, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn
liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà Đảng phải thường xuyên quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đó là trọng trách lịch sử của Đảng, do dân tộc và
nhân dân ủy thác. Điều 4, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân
về những quyết định của mình.
Thực tiễn cho thấy, Đảng ta hoàn toàn có năng lực, kinh nghiệm
và bản lĩnh lãnh đạo Nhà nước và trên mọi lĩnh vực của xã hội. Đó
là điều không ai có thể phủ nhận. Kể từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền,
lãnh đạo nhà nước và xã hội, trong đó có 30 năm Đảng lãnh đạo và tổ chức thực
hiện đường lối đổi mới, chưa bao giờ Đảng xem nhẹ, buông lỏng vấn đề lãnh đạo kinh tế. Trái lại, nhờ chú
trọng lãnh đạo kinh tế, bảo đảm sự đúng đắn và nhất quán về quan điểm chính trị
trong lãnh đạo kinh tế mà Đảng ta đã giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ xây
dựng và phát triển kinh tế quan trọng ở tầm chiến lược, vĩ mô, tạo ra những đột
phá trong đổi mới, mở cửa và hội nhập, đưa đất nước phát triển với thế và lực
như hiện nay. Hơn nữa, từ những trải nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo kinh tế và
quản lý kinh tế, Đảng đã từng bước trưởng thành về năng lực, không ngừng đổi
mới phương thức và phương pháp lãnh đạo; tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát
triển lý luận, đường lối lãnh đạo kinh tế - một lĩnh vực trọng yếu, huyết mạch
của lãnh đạo xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét