Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Thế nào là quan hệ dân tộc, quan hệ sắc tộc

Quan hệ dân tộc là sự gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau giữa các tộc người trong quốc gia đa tộc người và giữa các các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, quan hệ dân tộc được đề cập trên trên hai phương diện: quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia và quan hệ giữa các quốc gia dân tộc. Các quan hệ đó diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội từ lãnh thổ, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, quốc phòng an ninh đến các quyền và lợi ích. Tính chất của quan hệ tộc người thường được biểu hiện là: Đoàn kết, hòa hợp, tương trợ hay mâu thuẫn, xung đột, nội chiến; quan hệ giữa các quốc gia là tôn trọng, bình đẳng, hợp tác cùng phát triển hay mâu thuẫn, căng thẳng, chiến tranh.
Các loại hình quan hệ dân tộc gồm: quan hệ nội bộ tộc người, quan hệ giữa tộc người thiểu số với đa số, quan hệ giữa các tộc người thiểu số với nhau, quan hệ giữa tộc người với quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia dân tộc.
Quan hệ sắc tộc là quan hệ giữa các cộng đồng người có sự khác nhau nào đó về chủng tộc, dân tộc, tộc người, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo…

Thuật ngữ sắc tộc thường mang ý nghĩa kỳ thị và phân biệt các cộng đồng người, các nhóm người, tộc người. Ban đầu, sắc tộc chỉ những bộ phận người khác nhau về chủng tộc, về sau nó được dùng phổ biến để chỉ các cộng đồng, các nhóm cư dân khác nhau về tộc người, văn hóa, tôn giáo, giáo phái... Ở Việt Nam, chúng ta không sử dụng từ sắc tộc để chỉ các dân tộc thiểu số nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét