Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

CẦN NHẬN BIẾT RÕ NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ

Hiện nay có nhiều quan niệm nguồn gốc ra đời của trào lưu xã hội dân chủ (chủ nghĩa xã hội dân chủ) là từ chủ nghĩa Mác, đồng nghĩa với chủ nghĩa xã hội khoa học; họ cho rằng thực chất chủ nghĩa xã hội dân chủ là chủ nghĩa xã hội. Đây là quan điểm hết sức sai trái, cần phải vạch rõ nguồn gốc của xã hội dân chủ để nhận biết được bản chất của trào lưu này.
Trào lưu xã hội dân chủ được xây dựng bởi những đại diện của nhiều trào lưu chính trị khác nhau: “Học thuyết của đạo Cơ đốc về hình ảnh con người và những yêu cầu đạo đức của con người, các quyền của con người do cách mạng Pháp tuyên bố, luận lý học và những tư tưởng khai hóa của Kant, triết học biện chứng của Hêghen về lịch sử, sự phê phán của chủ nghĩa Mác đối với chủ nghĩa tư bản, sự phê phán của Bectanh đối với chủ nghĩa Mác. Lý thuyết tự phát của Rôda Lúc xăm bua và sự phê phán chủ nghĩa bônsêvich, chủ nghĩa tự do của sumakho và nhiều khác nữa – tất cả những cái đó là hành động nối tiếp nhau, tác động lẫn nhau để nhận thức chủ nghĩa xã hội dân chủ”.
  Cương lĩnh của Đảng Dân chủ xã hội Đức cũng đã nghi nhận: “CNXH dân chủ ở châu Âu có cội nguồn tinh thần trong đạo Cơ đốc giáo, trong triết học nhân văn, trong triết học cận đại, trong học thuyết xã hội và lịch sử của Mác, trong những kinh nghiệm của phong trào công nhân”.
Nhìn chung, trào lưu xã hội dân chủ có ba cuội nguồn:
- Triết học đạo đức của thời kỳ Khai sáng (đại biểu triết đạo đức Kant). Ông giữ vững vai trò rất quan trọng trong triết học cổ điển Đức.
- Đạo Thiên chúa thiên tả. Từ thời Cộng hòa Ưeimar đã có những người theo đạo Thiên Chúa có tư tưởng dân chủ xã hội tồn tại trong Đảng Dân chủ xã hội và trong công đoàn. Họ cho rằng trong Kinh thánh đã ghi rõ: Mọi người phải sống với nhau một cách bình đẳng, bác ái. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xây dựng một xã hội sao cho có sự bình đẳng, bác ái, kể cả chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác. Nếu không làm được điều đó có nghĩa là vi phạm kinh thánh.
  - Chủ nghĩa Mác trong thời kỳ dài có thể được coi là cội nguồn của trào lưu xã hội dân chủ. Chủ nghĩa Mác trong suốt nửa thế kỷ đã đóng vai trò quan trọng đối với trào lưu này ở châu Âu và đặc biệt đối với phong trào dân chủ xã hội Đức. Song ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác trong đảng dân chủ xã hội ở châu Âu rất khác nhau.
 Ba cội nguồn trên có ngay từ buổi đầu và song song tồn tại trong trào lưu dân chủ xã hội. Lúc đầu chủ nghĩa Mác là mạnh nhất, còn lại hai cội nguồn khác yếu hơn. Nhưng quá trình phát triển của trào lưu này, tương quan của ba cội nguồn này cũng thay đổi. Trào lưu xã hội dân chủ đã nhiều lần tự thích nghi với những điều kiện đang thay đổi và mỗi lần thích nghi nó lại càng xa rời nguồn gốc ban đầu của nó.
Như vậy, chủ nghĩa xã hội dân chủ là chiết trung, hỗn tạp hệ tư tưởng  không cố định luôn thay đổi lý luận họ (chưa rõ ràng) thực chất là phục vụ cho giai cấp tư sản. Họ thừa nhận chế độ sở hữu của giai cấp tư sản, thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân… Từ nguồn gốc đó, có thể thấy bản chất trào lưu xã hội dân chủ khác hoàn toàn với chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét