Thông
báo của Bộ Công an nêu rõ: Việt Tân là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có
hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ,
nhận tài trợ của Việt Tân; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ
chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ
khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vì
thế, với việc Phạm Minh Hoàng công khai tuyên bố ông ta là thành viên của tổ chức
phản động lưu vong Việt Tân, tiến hành hàng loạt hoạt động vi phạm pháp luật
trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam...
Với
các hành vi trên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ra Quyết định số 832/QĐ-CTN
ký ngày 17-5-2017 về việc tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng. Quyết
định này căn cứ vào Khoản 4, Điều 88, Hiến pháp quy định về quyền hạn và nhiệm
vụ của Chủ tịch nước: “Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải
thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch,
thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam”.
Tại
buổi họp báo ngày 15-6, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khi nhận được câu hỏi của
phóng viên quốc tế về trường hợp ông Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt
Nam, đã khẳng định: Quyết định tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng hoàn toàn theo
đúng pháp luật Việt Nam.
Sau
khi bị tước quốc tịch Việt Nam, Phạm Minh Hoàng đã lên Facebook chụp ảnh, cầm
biển "tôi là người Việt Nam". Bên cạnh đó, những kẻ tự nhận mình là
những người đấu tranh cho dân chủ với cái tên là "Hội cựu tù nhân lương
tâm" đã có những bài viết yêu cầu thu hồi quyết định trên...; đồng thời có
những lời phát ngôn cho rằng công dân Phạm Minh Hoàng không thể bị tước quốc tịch
bất kể “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam”...
Theo
khoản 1, Điều 12, Luật Quốc tịch: "Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân
Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều lệ quốc tế
mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; trường hợp chưa có điều ước quốc
tế thì sẽ giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế”. Như vậy, việc tước quốc
tịch của Phạm Minh Hoàng được xử lý theo “thông lệ quốc tế” dựa trên thỏa thuận
giữa 2 nước Việt Nam và Pháp.
Việc
Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam là đúng theo quy định của pháp luật
Việt Nam. Theo khoản 1, Điều 31, Luật Quốc tịch quy định: “Công dân Việt Nam cư
trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại
nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam hoặc đến uy tín nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Khoản
2 của điều này cũng ghi rõ, người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại
Điều 19 của Luật này, dù cư trú trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có có thể
bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của điều
này.
Người
xưa dạy “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy” điều đó có nghĩa rằng nước có phép
nước, nhà cũng có nội quy... Phạm Minh Hoàng khi đang là công dân Việt Nam phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối
chiếu với các quy định trên thì các hành vi, hoạt động chống phá của Phạm Minh
Hoàng như đã nêu ở trên đã gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc,
đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam.
Liên
quan đến sự việc trên, Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh cũng khẳng định:
Phạm Minh Hoàng là một công dân Pháp nên cơ quan ngoại giao Pháp buộc phải thực
hiện chức năng lãnh sự nhưng đồng thời Hoàng cũng là công dân Việt Nam, do đó
phải chấp hành theo pháp luật Việt Nam.
Nếu
các hoạt động của Phạm Minh Hoàng vi phạm các quy định của pháp luật, Việt Nam
có thể tước quốc tịch Việt Nam của Hoàng để trục xuất về Pháp. Quan điểm của
phía Pháp một lần nữa khẳng định quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm
Minh Hoàng là đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều đó cũng cho thấy
quyết định cứng rắn của Nhà nước đối với những kẻ đi ngược lại với lợi ích của
quốc gia, của dân tộc, để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.
Việc
Phạm Minh Hoàng và những kẻ theo đóm ăn tàn trong nhóm của ông ta dùng chiêu
bài cùn, đó là mạng xã hội để có những lời nói lộng ngôn, chỉ là hành động của
một kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng.
Nghị
quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nêu
rõ: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống,
yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời
duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước... Nội dung nghị quyết cũng nhấn
mạnh: Đối với những đối tượng thuộc tổ chức phản động thì không có lý do nào được
ở lại để làm phương hại đến an ninh quốc gia.
Dân
tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống đó đã được khẳng định qua
hơn 4.000 năm lịch sử; trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống
Mỹ... Dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, người dân Việt Nam và người Việt
ở khắp nơi trên thế giới đều hướng về quê cha đất tổ, mong muốn xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp.
Trong
tâm khảm của mỗi người Việt “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ
thôi”, nhưng những kẻ phản bội Tổ quốc như Phạm Minh Hoàng lại không hiểu một
chân lý tưởng chừng rất đơn giản đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét